Mục lục:

Cao huyết áp là bệnh gì? điều trị thế nào?

Cao huyết áp là căn bệnh khá phổ biến và nhiều người mắc phải hiện nay, nếu kéo dài mà không được chữa trị có thể khiến người bệnh tổn thương tim và đột quỵ. Vì thế điều trị cao huyết áp đúng cách sẽ giúp kiểm soát tình hình và ngăn ngừa tối đa nguy cơ biến chứng.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Cao huyết áp là bệnh gì?

Theo khảo sát của Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, bệnh cao huyết áp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến 1/4 số người trưởng thành ở Việt Nam. Với những dấu hiệu âm thầm, không rõ ràng, bệnh cao huyết áp được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng, có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm và thậm chí gây tử vong.

Huyết áp cao sẽ tác động vào thành động mạch và gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, tổn thương các mạch máu hay các cơ quan như mắt, tim, Não và thận. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ góp phần quan trọng vào hiệu quả điều trị cao huyết áp.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tăng huyết áp được phân loại cụ thể như sau:

  • Tiền tăng huyết áp: số đo huyết áp 120/80 mmHg hoặc cao hơn nữa;
  • Tăng huyết áp độ 1: số đo huyết áp 140/90 – 159/99 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 2: số đo huyết áp 160/100 mmHg hoặc cao hơn nữa;
  • Cao huyết áp cấp cứu (một tình trạng đe dọa đến tính mạng): số đo huyết áp 180/110mmHg hoặc cao hơn nữa.
Cao huyết áp là bệnh gì? điều trị thế nào? - ảnh 1
Huyết áp cao sẽ tác động vào thành động mạch và gây ra tình trạng xơ vữa động mạch

2. Cách trị bệnh cao huyết áp

Nguyên tắc điều trị bệnh cao huyết áp là cần theo dõi huyết áp thường xuyên, điều trị đúng và đủ, lâu dài để đạt được mục tiêu điều trị là đưa huyết áp trở về mức < 140/90 mmHg và giảm tối đa nguy cơ tim mạch.

2.1 Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

Một trong những cách điều trị tăng huyết áp là sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định nhiều loại thuốc khác nhau đến khi cơ thể người bệnh chấp nhận thuốc điều trị cao huyết áp phù hợp:

  • Thuốc ức chế Beta: Có tác dụng làm giãn động mạch và giúp tim đập chậm hơn, ít gây áp lực lên tim. Hiệu quả của thuốc là làm giảm áp lực máu bơm qua động mạch ở mỗi nhịp tim và chặn một số Nội tiết tố trong cơ thể khiến huyết áp tăng;
  • Thuốc lợi niệu: Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp là do lượng muối cao và lượng chất dịch trong cơ thể bị dư thừa. Thuốc lợi niệu điều trị tăng huyết áp có tác dụng đào thải muối và lượng chất dịch dư ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu, giúp hạ áp lực lưu lượng máu;
  • Chất gây ức chế men chuyển và thụ thể Angiotensin: Angiotensin là hóa chất khiến thành động mạch và mạch máu co hẹp lại. Thuốc có tác dụng ức chế men chuyển sinh chất angiotensin ngăn không cho cơ thể sản sinh quá nhiều loại hóa chất này, nhờ đó mà giúp giảm áp lực máu và mạch máu giãn. Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin ngăn không cho chất Angiotensin gắn vào các thụ thể của nó gây ra tác động co mạch.
  • Thuốc chặn Canxi: Loại thuốc điều trị tăng huyết áp này có tác dụng chặn 1 số gốc canxi thâm nhập vào cơ tim làm giảm áp lực từ tim và giảm chỉ số huyết áp;
  • Thuốc chặn Alpha-2: Thuốc này có tác dụng giảm huyết áp và giãn mạch máu. Cơ chế của loại thuốc này là làm thay đổi xung Thần kinh mà gây co mạch máu, từ đó làm thư giãn mạch máu và giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Cao huyết áp là bệnh gì? điều trị thế nào? - ảnh 2
Một trong những cách điều trị tăng huyết áp là sử dụng thuốc

2.2 Cách chữa cao huyết áp không dùng thuốc

Ngoài sử dụng thuốc điều trị thì người bệnh có thể áp dụng cách chữa cao huyết áp không dùng thuốc tại nhà sau:

  • Kết hợp điều chỉnh lối sống lành mạnh;
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với thực phẩm giàu Dinh dưỡng như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá và hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn chiên xào và không thêm quá nhiều muối vào thực phẩm;
  • Tăng cường thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng;
  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp;
  • Kiểm soát căng thẳng, lo âu, giữ Tâm lý luôn ổn định;
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, cafein;

Khi bị huyết áp cao, để đảm bảo an toàn và yên tâm nhất về tình trạng sức khỏe của mình, bạn nên đi khám bác sĩ tại bệnh viện có uy tín.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung