Mục lục:

Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi và biện pháp phòng ngừa

Khi thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ dễ bị sốt siêu vi do sức đề kháng còn yếu. Để hỗ trợ điều trị sốt siêu vi hiệu quả, bố mẹ cần nhận biết sớm các dâu hiệu nhận biết sốt siêu vi ở trẻ em, đồng thời học cách Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi và biện pháp phòng ngừa
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt
1.Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt siêu vi Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi và biện pháp phòng ngừa - ảnh 1
Trẻ bị Sốt siêu vi là tình trạng nhiễm virus gây Sốt cao

Trẻ bị Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus là tình trạng sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Có rất nhiều tác nhân gây Sốt siêu vi điển hình trong số đó là virus rhinovirus, Coronavirus: Adenovirus, virus cúm...., Enterovirus.

Bệnh thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng ẩm. Bệnh thường kéo dài từ 7-10 ngày, nếu được điều trị tích cực sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan vì bệnh diễn biến rất nhanh, nếu không điều trị có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

2.Những dấu hiệu trẻ bị sốt siêu vi Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi và biện pháp phòng ngừa - ảnh 2
Trẻ bị sốt siêu vi có thể gây sốt vừa hoặc sốt cao trên 39 độ

Dấu hiệu trẻ bị sốt siêu vi thường khá giống với các bệnh thông thường, vì vậy mẹ cần chú ý để điều trị hiệu quả.

Trong giai đoạn ủ bệnh, hầu hết các trường hợp sốt siêu vi có biểu hiện tương đối giống nhau: Mệt mỏi, đau nhức mình mẩy và sau đó sốt. Biểu hiện sốt trong sốt siêu vi có thể nhẹ hoặc rất cao, liên tục hay ngắt quãng. Ngoài ra, trẻ có thể bị viêm đỏ hầu họng, chảy mũi nước, nghẹt mũi, nhức đầu, đỏ mắt, ho, đau khớp, đau cơ và nổi ban da.

Trong giai đoạn mới chớm sốt siêu vi, các triệu chứng bệnh không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Sốt siêu vi sẽ gây nên tình trạng sốt vừa hoặc sốt cao, từ 38-39 độ C, nhiều trường hợp có thể lên tới 40 độ. Kèm theo những triệu chứng như chảy nước mũi, nước mắt, hắt hơi, họng đỏ khô rát. Khu vực cổ có thể sưng khiến trẻ đau đầu, mỏi cơ, người uể oải quấy khóc.

Nếu không được khắc phục kịp thời bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát sẽ có những dấu hiệu đặc trưng như: Sốt cao theo từng cơn, co giật, có thể rơi vào trạng thái hôn mê, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Đặc biệt lưu ý nếu có những dấu hiệu này nên nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Sốt cao liên tục trên 2 ngày kèm theo lạnh chân tay, run rẩy bất thường
  • Toàn thân phát ban
  • Đau bụng, nôn ói
  • Đi ngoài ra máu, phân đen
  • Hay giật mình hoảng hốt
3. Cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tại nhà

Hiện nay sốt siêu vi chưa có thuốc đặc trị mà chỉ được điều trị hỗ trợ bằng cách nâng thể trạng, tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và phòng các biến chứng

Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi và biện pháp phòng ngừa - ảnh 3
Cho trẻ nghỉ ngơi và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Đầu tiên cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho trẻ, đối với các trường hợp sốt cao trên 38 độ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ (Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, chia đều dùng cách nhau 4 - 6h).

Để trẻ nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát. Lấy khăn ấm vắt ráo nước lau người, đặc biệt chú ý các vùng bẹn, nách.

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.

Cho trẻ uống nhiều nước để hạ sốt, giúp bài tiết các chất độc trong cơ thể.

Ăn đồ ăn dạng lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, súp; chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ép bé ăn quá nhiều trong 1 bữa.

Bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng.

Theo dõi sát sao trẻ, nếu có dấu hiệu gì bất thường cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tránh để trẻ sốt quá cao dẫn đến co giật hoặc các biến chứng khôn lường.

4. Biện pháp phòng ngừa sốt siêu vi ở trẻ
  • Có chế độ Dinh dưỡng khoa học giàu dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ
  • Vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại
  • Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hạn chế để trẻ cho đồ chơi vào miệng
  • Tiêm phòng/ngừa đầy đủ
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ đang nhiễm bệnh hoặc đến những chỗ đông người

Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn chính xác về bệnh sốt siêu vi ở trẻ, từ đó chủ động khắc phục bệnh sớm và hiệu quả hơn, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Video đề xuất:

Làm gì khi trẻ bị sốt? Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung