Chèn ép rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm lưng: Nguyên nhân - Biến chứng - Dấu hiệu

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng biểu hiện bởi cơn đau ngang thắt lưng và đau có thể lan sang hai bên liên sườn, cơn đau có thể chạy dọc vùng mông và lan xuống chân, Gây tê bì chân hoặc đau kéo Căng cơ chân khi cúi, ngửa... Thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là một nhóm các triệu chứng liên quan đến bệnh lý của các đĩa sụn ở cột sống thắt lưng. Cột sống thắt lưng được cấu thành từ năm đốt sống, phân tách nhau bởi các đĩa sụn. Những đĩa sụn này có chức năng giảm xóc. Ngoài ra, các đĩa sụn này còn đệm cho các đốt xương và gia tăng độ linh hoạt của vùng thắt lưng.

Những biến đổi thoái hóa hoặc Chấn thương đĩa đệm thắt lưng có thể làm tổn thương đến vòng xơ. Vòng xơ là một dải mô sụn dai và chắc bao xung quanh đĩa sụn. Nhân đĩa có thể thoát vị đi vào ống tủy sống hoặc kênh rễ Thần kinh và gây đau.

Chèn ép rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm lưng: Nguyên nhân - Biến chứng - Dấu hiệu - ảnh 1

2. Nguyên nhân gây Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của quá trình lão hóa. Khi bạn già đi, nhân đĩa đệm sẽ mất dần nước. Điều này khiến chúng trở nên cứng hơn, dễ gãy và rạn, thậm chí chỉ với một cú xoay hoặc vươn người cũng có thể đĩa đệm bị tổn thương.

Ngoài ra, mang vác vật nặng không đúng cách hoặc bị va chạm mạnh ở vùng lưng cũng là nguyên nhân của bệnh này.

3. Biến chứng của Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng gây khó khăn trong cuộc sống người bệnh.

3.1 Gây rối loạn vận động

Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cột sống, từ đó khả năng vận động bị ảnh hưởng. Những cơn đau kéo dài âm ỉ dọc sống lưng, thắt lưng rồi kéo tới đùi và chân khiến bệnh nhân khó khăn trong sinh hoạt, di chuyển, lao động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị tích cực và đúng cách thì có thể dẫn tới nguy cơ bị teo cơ chân, mất khả năng đi lại.

3.2 Ảnh hưởng tới rễ dây thần kinh

Ngoài mất đi khả năng vận động vùng cột sống lưng như đã đề cập ở trên, bệnh thoát vị đĩa đệm còn gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của chân do đau các rễ thần kinh. Chủ yếu, nguyên nhân gây ra đau rễ dây thần kinh là do các dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày không được giải phóng.

3.3 Rối loạn đại tiểu tiện

Thoát vị đĩa đệm khiến các đốt sống có thể bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, từ đó ảnh hưởng tới rối loạn cơ tròn, biến chứng rõ ràng nhất đó là sự rối loạn đại tiểu tiện.

Có thể bệnh nhân sẽ bị mất tự chủ trong quá trình đi tiểu tiện và đại tiện như hiện tượng bí tiểu, đái dầm hoặc sự rỉ ra của nước tiểu không chủ đích.

3.4 Rối loạn về cảm giác

Những nơi trên cơ thể bị ảnh hưởng của rễ dây thần kinh thì sẽ khiến bệnh nhân có thể bị mất cảm giác ở đó. Ngoài ra, có những vùng da bị nóng lạnh bất chợt, chứng tê bì tay chân khiến vận động trở nên khó khăn.

3.5 Gây teo cơ và bại liệt

Như đã nói ở trên, biến chứng thoát vị đĩa đệm có thể khiến bệnh nhân mất đi cảm giác và rối loạn khả năng vận động. Do đó, nguy cơ teo cơ tăng cao.

4. Dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm lưng

Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý rễ thần kinh bao gồm:

  • Đau lan xuống chi dưới
  • Yếu vận động chi dưới
  • Thay đổi cảm giác theo khoanh cảm giác da
  • Giảm phản xạ gân xương
  • Dấu hiệu căng rễ thần kinh dương tính
  • Căng khi ấn dọc đường đi của dây thần kinh
Chèn ép rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm lưng: Nguyên nhân - Biến chứng - Dấu hiệu - ảnh 2
Thoát vị đĩa đệ gây đau lan xuống chi dưới

5. Phương pháp ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả

Những phương pháp phòng ngừa Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả:

  • Đổi tư thế sau một khoảng thời gian làm việc để đảm bảo cho đĩa đệm được giảm áp lực. Tránh ngồi lâu trong một tư thế hay làm việc trong tư thế cúi khom người lâu. Khi thấy cơ thể đau nên nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc thư giãn, xoa vuốt các khớp cổ lưng tay chân.
  • Không khiêng vật nặng quá sức mình.
  • Thường xuyên tập thể dục mỗi buổi sáng.
  • Không nên đột ngột hoạt động mạnh vùng lưng thắt lưng
  • Giữ tư thế đứng thẳng cho cột sống trong bất kì công việc gì kể cả mang vác, bưng bê hay giặt giũ, lái xe, bế trẻ em,...
  • Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức để đĩa đệm được phục hồi kịp thời.

Nếu có các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm, hãy đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

6. Điều trị thoát vị đĩa đệm lưng ở đâu?

Phòng Khám Chuyên Khoa Cơ Xương Khớp Đức Phúc là Đơn vị uy tín và duy nhất Điều trị Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp, gai đôi cột sống bằng phương pháp hiện đại, phòng khám đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiệu quả ngay sau 01 lần điều trị

  • Đăng ký khám qua Bcare giảm chỉ còn: 100.000 VNĐ /1 lướt khám
  • Giảm giá 15% đến 20% gói điều trị thoát vị đĩa đệm khi đăng ký qua Bcare
  • Đặt lịch khám, tư vấn và CSKH: 0865554486
  • Địa Chỉ: Số 141 Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
  • Không phải chờ đợi khi đăng ký khám qua Bcare

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung