Triệu chứng
Tiểu không tự chủ, đặc biệt là về ban đêm.
Chẩn đoán
Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng. Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu và đo nồng độ Glucouse
Điều trị
Hầu hết trẻ em khi lớn lên, chứng đái dầm sẽ tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu. Việc tập cho trẻ thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ cũng có hiệu quả.
Tổng quan
Đái dầm là chứng bệnh tiểu không tự chủ thường gặp ở khoảng 10% số trẻ em từ 5 đến 6 tuổi. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng là phổ biến hơn vào ban đêm trong khi ngủ. Đái dầm có thể là căn bệnh tự phát hoặc do căng thẳng nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu của rối loạn khác như: nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang), đái tháo đường, táo bón.
Triệu chứng
Tiểu không tự chủ, đặc biệt là về ban đêm.
Chẩn đoán
Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng. Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện Xét nghiệm nước tiểu và đo nồng độ Glucouse. Nếu nguyên nhân của đái dầm bị nghi ngờ là do các rối loạn khác, bệnh nhân có thể sẽ cần phải siêu âm.
Điều trị
Hầu hết trẻ em khi lớn lên, chứng đái dầm sẽ tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu. Việc tập cho trẻ thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ cũng có hiệu quả.
Nguyên nhân
Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Khoảng 15-20% trẻ từ 5 tuổi trở xuống mắc phải bệnh đái dầm. Khi đến tuổi mà không thể kiểm soát được sự đi tiểu là đã bị bệnh đái dầm.
Khoảng 15-20% trẻ sơ sinh tới 5 tuổi đái dầm liên miên, không bao giờ ngủ trên giường khô ráo, đây là dạng đái dầm týp 1 (Primary Noctumal Enuresis).
Khoảng 3-8% trẻ em từ 5-12 tuổi có lúc đã ngừng đái dầm được 6 tháng, rồi lại đái dầm trở lại, là dạng đái dầm týp 2 (Secondary Noctumal Enuresis).
Có tới 2-5% trẻ em đã lớn rồi, ở tuổi vị thành niên, vẫn còn đái dầm.
Bệnh đái dầm có tính chất di truyền: nếu bố hoặc mẹ thuở nhỏ hay đái dầm thì 40% con cái của họ cũng sẽ bị đái dầm. Nếu cả bố lẫn mẹ thuở nhỏ bị bệnh đái dầm thì 70-75% con cái của họ sẽ bị bệnh đái dầm.
Phòng ngừa
Hiện nay, người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng của chứng đái dầm, nhưng có thể do rất nhiều nguyên nhân sau:
Nguyên nhân về thể chất:
Do có vấn đề về mặt sinh lý, những dị tật bẩm sinh của bàng quang; khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá; không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu; nhiễm trùng đường tiểu; không kiểm soát được cơ bàng quang hoặc do chậm phát triển hệ thần kinh; động kinh vào ban đêm...
Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà bệnh nhân vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ dẫn đến đái dầm. Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên đái dầm. Nhưng sự thực đái dầm không liên quan tới giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để đi tiểu thì sẽ đỡ bị đái dầm hơn.
Nguyên nhân về cảm xúc:
Đái dầm đôi khi là vấn đề liên quan đến cảm xúc như sự chống lại những áp đặt quá đáng của bố mẹ, bắt con cái phải nghe theo họ, chẳng hạn như con cái phải luôn sạch sẽ, khô ráo...
Hoặc trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo hay tiểu học, trẻ gặp những khó khăn trong học hành.
Mẹ của trẻ sinh em bé, trẻ ít được quan tâm hơn hoặc được quan tâm nhưng không bằng lúc trước.
Bố mẹ thiếu khuyến khích, hoặc có những mong đợi, kỳ vọng quá sức đối với trẻ khiến trẻ cảm thấy bị căng thẳng.
Cha mẹ, anh chị hay những người xung quanh chế giễu chê bai sẽ làm cho chứng đái dầm thêm trầm trọng hơn.
Điều trị
Trị liệu tâm lí:
Liệu pháp nâng đỡ: trang bị kiến thức cho gia đình như: đái dầm không phải do trẻ cố ý mà chỉ đơn giản là do trẻ không thể kiểm soát được cơ bàng quang khi ngủ. Động viên, thông cảm, tránh chê bai và đánh mắng trừng phạt trẻ. Tạo cho trẻ cảm thấy được tôn trọng, được yêu thương làm cho trẻ cảm thấy tự tin, giảm lo lắng. Điều này cũng đã đem lại hiệu quả cho một số trường hợp ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên.
Kết hợp với gia đình và nhà trường loại trừ các yếu tố tâm lý gây đái dầm.
Hạn chế cho trẻ uống nước vào buổi tối.
Cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ.
Đánh thức trẻ dậy đi tiểu vào ban đêm với khoảng thời gian lùi dần về sáng. Chú ý là khi trẻ tỉnh ngủ hẳn mới cho trẻ đi tiểu. Nếu trẻ hay đái dầm vào một giờ xác định (ví dụ 2 giờ sáng) thì có thể đặt đồng hồ báo thức sớm hơn giờ đó (ví dụ 1 giờ 30 phút) để trẻ thức dậy đi đái.
Cho trẻ tự theo dõi đái dầm của mình bằng vẽ tranh: Vẽ ông mặt trời khi không đái dầm, vẽ đám mây mưa khi bị đái dầm để trẻ tự thấy sự tiến bộ của mình.
Khuyến khích khen thưởng, động viên kịp thời khi trẻ có tiến bộ sau mỗi ngày, mỗi tuần.
Yêu cầu trẻ tự dọn vệ sinh, thay ga giường, chiếu khi bị đái dầm với thái độ dịu dàng.
Tập luyện bàng quang: hướng dẫn trẻ chủ động nín giữ nước tiểu lâu hơn trong bàng quang, tập đái ngắt quãng.