Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Chỉ định xét nghiệm H.Pylori ở trẻ em và phương pháp chẩn đoán không xâm nhập

01/06/2021
Chỉ định xét nghiệm H.Pylori ở trẻ em và phương pháp chẩn đoán không xâm nhập

Xét nghiệm vi khuẩn HP được chỉ định thực hiện khi bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng với các dấu hiệu dai dẳng, tiến triển nặng bất thường. Sau điều trị, xét nghiệm vi khuẩn HP được lặp lại để kiểm tra xem người bệnh đã hết hoàn toàn hay chưa.

1. Chỉ định Xét nghiệm H.Pylori ở trẻ em

  • Đau bụng tái diễn không phải là chỉ định làm test chẩn đoán nhiễm H. pylori.
  • Trẻ có các triệu chứng tiêu hóa nên được loại trừ các nguyên nhân khác trước khi chỉ định làm test chẩn đoán nhiễm H. pylori.
  • Thiếu máu thiếu Sắt không tìm thấy nguyên nhân.
  • Xuất huyết Giảm tiểu cầu tự miễn không tìm thấy nguyên nhân.
Chỉ định xét nghiệm H.Pylori ở trẻ em và phương pháp chẩn đoán không xâm nhập - ảnh 1
Trẻ thường xuyên đau bụng cần được làm xét nghiệm H.Pylori

2. Phương pháp chẩn đoán không xâm nhập

2.1 Huyết thanh

  • Các phương pháp: Enzyme-linked immunosorbent assay
  • (ELISA), Latex agglutination, Immunoblot (IM)
  • Độ nhạy: 83 – 99%
  • Độ đặc hiệu: 79,2% - 92,4%
  • Ưu điểm:

− Giá thành thấp

− Không gây khó chịu cho bệnh nhân, có thể sử dụng cho trẻ nhỏ

− Cho phép tiến hành các nghiên cứu dịch tễ

  • Nhược điểm

− Không phân biệt được nhiễm H. pylori mới hay nhiễm từ trước đó

− Độ chính xác của test dao động tùy theo từng loại kit thương mại khác nhau

Chỉ định xét nghiệm H.Pylori ở trẻ em và phương pháp chẩn đoán không xâm nhập - ảnh 2
Phương pháp chẩn đoán không xâm nhập bằng xét nghiệm huyết thanh

2.2 Test thở (UBT)

  • Là phương pháp chính xác áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị
  • Là chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm H. pylori trong điều kiện không Nội soi được
  • Độ nhạy: 96% – 98%
  • Độ đặc hiệu: 96% – 99%
  • Độ chính xác của test thở bị giảm nếu bệnh nhân sử dụng PPI, bismuth, kháng sinh trong vòng 4 tuần trước khi làm test
  • Ưu điểm: không gây khó chịu cho bệnh nhân, đánh giá được tình trạng đang nhiễm vi khuẩn, độ nhạy và đặc hiệu cao
  • Nhược điểm: C14UBT có hoạt tính phóng xạ, C13UBT giá thành cao

2.3 Test phát hiện kháng nguyên trong phân

  • Là phương pháp chính xác tương đương test thở áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị
  • Được khuyến cáo sử dụng để theo dõi và điều trị nhiễm H. pylori
  • Độ nhạy: 94% - 99%
  • Độ đặc hiệu: 94 - 97%
  • Ưu điểm: không gây khó chịu cho bệnh nhân, đánh giá được tình trạng đang nhiễm vi khuẩn, độ nhạy và đặc hiệu cao
  • Nhược điểm: Giá thành đắt, chủ yếu áp dụng trong nghiên cứu

Khi các em bé có biểu hiện đau bụng, nôn, chướng bụng... thì phải đến khám tại các bệnh viện để được xác định chẩn đoán bệnh, không tự điều trị.

Chỉ định xét nghiệm H.Pylori ở trẻ em và phương pháp chẩn đoán không xâm nhập - ảnh 3
Phương pháp test phát hiện kháng nguyên trong phân