Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Cho bé ăn: 8 cột mốc ăn uống quan trọng

01/06/2021
Cho bé ăn: 8 cột mốc ăn uống quan trọng

Đối với các bậc cha mẹ, một trong nhưng yếu tố căng thẳng lớn là thức ăn cho bé và quy trình ăn của bé. Bởi vì mỗi bé sẽ có sự khác nhau trong vấn đề này. Hơn nữa, có rất nhiều cột mốc cần phải đạt được khi bé sẵn sàng bắt đầu ăn dặm. Bài viết này sẽ nêu ra các cột mốc ăn uống của trẻ giúp ba mẹ cũng như người chăm sóc có thể hiểu và áp dụng được cho bé.

1. Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Hầu hết các bác sĩ Nhi khoa và các chuyên gia tại Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đều khuyến nghị rằng nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi chúng ở độ tuổi từ 4 đến 6 tháng. Khi đó, trẻ bắt đầu mất phản xạ lực đẩy lưỡi hoặc phản xạ đùn lưỡi, đây là điều rất quan trọng để hút vú hoặc bình khi chúng còn nhỏ, nhưng lại cản trở cho việc ăn.

Trẻ ở độ tuổi này có thể tự ngẩng đầu lên một cách độc lập và ngẩng cao cổ. Nếu bé có thể tự ngồi với sự hỗ trợ của người lớn cùng với việc thể hiện sự quan tâm của bé đến các loại thực phẩm mà người lớn ăn, thì đây là thời điểm tốt nhất cho bé làm quen với thức ăn và chuẩn bị bắt đầu cho giai đoạn ăn dặm. Trong trường hợp bé được bú mẹ hoàn toàn, thì nên đợi đến khi bé được 6 tháng mới bắt đầu cho bé ăn dặm.

Cho bé ăn: 8 cột mốc ăn uống quan trọng - ảnh 1
Ăn dặm giúp bé ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm hơn

2. Cho bé ăn từ loãng đến đặc

Bắt đầu cho bé ăn dặm với bữa ăn loãng để bé có thể làm quen với thực phẩm mới, đồng thời cũng giúp bé tiếp nhận và xử lý thực phẩm có kết cấu đặc hơn.

Quy trình cụ thể như sau: giới thiệu các kết cấu mới một cách từ từ. Khởi đầu tốt nhất là chuối nghiền hoặc bơ nghiền. Có thể sử dụng các loại thực phẩm dành cho bé có bán sẵn tại các siêu thị. Tiếp đó, từ giai đoạn nhuyễn mịn của giai đoạn 1 chuyển sang giai đoạn 2 đặc hơn một chút và sau đó là giai đoạn 3 là đậm đặc (lúc này bé khoảng 9 tháng tuổi).

3. Cho bé ngồi trên ghế khi ăn

Khi bé đã sẵn sàng ăn thức ăn đặc, bé có thể ngồi thẳng trên ghế với sự hỗ trợ và bé tự giữ vững được đầu và cổ của mình. Bé có khả năng ngồi trên một chiếc ghế cao, nhưng vẫn cần tuân theo nguyên tắc an toàn cho bé. Đó là luôn luôn khoá bé vào cùng với ghế. Điều này giúp bé tập trung trong quá trình ăn. Hơn nữa, có thể giúp người lớn thực hiện các công việc chuẩn bị bữa ăn cho bé một cách dễ dàng hơn.

Cho bé ăn: 8 cột mốc ăn uống quan trọng - ảnh 2
Cho bé ngồi trên ghế khi ăn

4. Bé bắt đầu biết cầm, nắm thức ăn

Các bé trong độ tuổi từ 7 đến 11 tháng thường ra tín hiệu cho người lớn biết rằng chúng sẵn sàng ăn nhiều loại thức ăn hơn bằng cách chúng tự cầm, nắm thức ăn để ăn.

Hầu như bất kỳ thực phẩm nào tốt cho sức khỏe, bổ dưỡng và có kết cấu mềm đều tạo ra cho bé một món ăn ngon. Những loại thực phẩm có thể lựa chọn cho bé ở giai đoạn này như: mì ống thái hạt lựu; cà rốt, đậu hà lan, cà tím nấu chín và thái hạt lựu; thịt gà thái hạt lựu hoặc thịt mềm; ngũ cốc nhỏ không đường... Ở thời kỳ này tránh cho bé ăn nho, xúc xích, các loại hạt, kẹo cứng vì chúng có thể là mối nguy hiểm gây cho bé nghẹt thở.

Khi bé ở độ tuổi này, ba mẹ nên khuyến khích bé sử dụng bàn tay cầm nắm thực phẩm để chúng có thể khám phá đồng thời kích thích chúng tiếp nhận thức ăn được tốt hơn.

5. Bé bắt đầu sử dụng thìa

Gần như ngay khi bé thích nghi với việc được cho ăn bằng thìa, thì chúng sẽ muốn tự cầm lấy thìa và cho vào miệng. Hầu hết các em bé không phải học cách sử dụng một chiếc thìa hiệu quả cho đến khi bé được 12 tháng tuổi. Vì vậy, với những em bé nhỏ hơn mà có quan tâm đến hoạt động của chiếc thìa thì hãy để bé thử luyện tập. Hãy thử cho bé một các muỗng mềm trong khi bé đang ăn với một cái muống khác. Như vậy, bé sẽ quen với việc tự cầm thìa và nếu bị lấy lại chiếc thìa bé sẽ phản ứng lại ngay.

Cho bé ăn: 8 cột mốc ăn uống quan trọng - ảnh 3
Ba mẹ nên hướng dẫn bé sử dụng thìa, trước hết là thìa nhựa

Khi bạn nghĩ rằng bé đã thực sự có thể sử dụng thìa để đưa thực phẩm vào miệng, bạn nên thử các loại thực phẩm có độ kết dính hơn để bé thực hiện. Những loại thực phẩm đó bao gồm: sữa chua, phô mai, khoai tây nghiền... Hoặc bạn có thể đặt một ít phô mai vào muỗng và sau đó đặt một vài miếng ngũ cốc hình chữ lên trên. Bé có thể tự trải nghiệm việc đưa ngũ cốc vào miệng.

6. Bắt đầu cho bé sử dụng các loại thực phẩm được coi là dễ gây dị ứng

Bác sĩ nhi khoa vẫn khuyên nên đợi cho đến khi bé ít nhất 1 tuổi trước khi cho bé ăn một số loại thực phẩm được coi là dễ gây dị ứng, chẳng hạn như trứng hoặc cá. Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện tại không chứng minh được bất kỳ lợi ích nào khi chờ đợi qua một tuổi mới cho bé làm quen với những loại thực phẩm này, trừ khi trong gia đình có tiền sử bị Dị ứng thực phẩm hoặc các lý do khác khiến ba mẹ nghĩ rằng bé có thể bị ảnh hưởng bởi những loại thực phẩm này.

Không có bằng chứng chứng minh việc cho bé dưới 1 tuổi làm quen với thực phẩm có thể gây dị ứng có thể khiến chúng có khả năng bị Dị ứng với các loại thực phẩm đó. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), cho biết quá trình làm quen sớm của bé đối với những thực phẩm này là rất tốt cho bé. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn thận trọng đối với các loại thực phẩm mà là động vật có vỏ và đậu phộng. Vì những phản ứng Dị ứng của các loại thực phẩm nào có thể đặc biệt nguy hiểm cho bé.

Cho bé ăn: 8 cột mốc ăn uống quan trọng - ảnh 4
Ba mẹ nên cân nhắc việc cho trẻ ăn đậu phộng, bởi có thể gây dị ứng

7. Bé có thể uống nước

Bé không cần nước trong 6 tháng đầu đời. Chúng được nhận tất cả lượng nước cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa bột công thức. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không nên cho uống bất kỳ loại nước nào, bởi vì trẻ ở độ tuổi này dạ dày nhỏ và nước có thể rất dễ lấp đầy dạ dày của bé. Bé nên được bổ sung đầy đủ các chất Dinh dưỡng từ sữa để phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi bé bắt đầu ăn thực phẩm rắn (khoảng 9 tháng tuổi), bé có thể bắt đầu uống nước bằng cốc cùng với bữa ăn.

Cho bé ăn: 8 cột mốc ăn uống quan trọng - ảnh 5
Khi cho trẻ ăn dặm hãy cho trẻ uống thêm cả nước

8. Bé tự ăn hoàn toàn

Làm chủ được trong việc ăn uống cùng với các đồ dùng là một quá trình lâu dài đối với từng bé. Hầu hết các bé không trở nên thành thực sự thành thạo về hoạt động này khi chúng bước qua một tuổi. Cho nên, ba mẹ nên tìm cách khuyến khích động viên con thực hành một cách an toàn nhất.

Nguồn tham khảo: webmd.com