Những lưu ý trước khi chụp tử cung - vòi tử cung

Vô sinh không chỉ đơn thuần là một bệnh lý phụ khoa của y học mà nó còn có ảnh hưởng to lớn đến vấn đề xã hội học. Ở nữ giới tại Việt Nam thì nguyên nhân thứ phát gây vô sinh do tắc vòi tử cung lên đến hơn 70%. Chụp tử cung - vòi tử cung đang là phương pháp có giá trị cao trong chẩn đoán và điều trị hiện nay.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Chụp tử cung - vòi tử cung là gì?

Chụp tử cung – vòi tử cung (TC-VTC) là tiến hành khảo sát lòng tử cung và hai vòi tử cung bằng cách bơm thuốc đối quang sau khi khi đặt ống thông ở lỗ cổ tử cung. Sau đó sử dụng máy chụp X quang để cho ra hình ảnh phục vụ chẩn đoán.

2. Chỉ định và chống chỉ định đối với phương pháp

Chụp tử cung vòi tử cung có hại không? Là một phương pháp có sử dụng tia X nhưng với liều tia rất thấp, chụp tử cung- vòi tử cung giúp ích rất nhiều trong quá trình phát hiện ra những căn bệnh liên quan đến sinh sản đặc biệt là bệnh vô sinh.

Chỉ định trong những trường hợp sau

  • Bệnh nhân bị vô sinh
  • Bệnh nhân bị khối choán chỗ lòng tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc dị dạng tử cung.
  • Kiểm tra vòng tránh thai không cản quang.

Chống chỉ định trong những trường hợp sau

Trường hợp tuyệt đối

  • Phụ nữ đang mang thai: Kỹ thuật được thực hiện ở phần đầu của chu kỳ kinh nguyệt
  • Trong trường hợp nghi ngờ Mang thai thì nên thử beta HCG
  • Nhiễm trùng phần phụ: trong trường hợp nghi ngờ cần Xét nghiệm công thức máu, tốc độ lắng máu và tìm ứ nước vòi tử cung bằng phương pháp siêu âm.

Trường hợp tương đối

  • Đang có tình trạng xuất huyết nhiều
  • Bệnh nhân đang có vòng tránh thai
Những lưu ý trước khi chụp tử cung - vòi tử cung - ảnh 1
Phụ nữ đang Mang thai tuyệt đối không chụp tử cung vòi trứng

3. Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện?

  • Cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ thực hiện, chuẩn bị tâm lý và hợp tác hết mức có thể trong quá trình làm việc
  • Xét nghiệm chỉ nên thực hiện 4-8 ngày sau khi bệnh nhân nữ sạch kinh
  • Ngưng uống và sử dụng các loại thuốc có đối quang đang sử dụng

Một số trường hợp ngoại lệ

  • Bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn nên sử dụng kháng sinh 3 đến 5 ngày trước và sau xét nghiệm;
  • Bệnh nhân lo lắng và căng thẳng trong quá trình chụp: sử dụng thuốc giảm đau nhẹ;
  • Tiền sử co thắt: chống co thắt trước 2 giờ và 15 phút;
  • Phụ nữ tuổi mãn kinh: cho bệnh nhân sử dụng Estrogen hằng ngày và liên tục trong 8 ngày để tăng Dinh dưỡng cho âm đạo và thông cổ tử cung;
  • Phụ nữ đang điều trị oestro-progestatif, chụp thời điểm pha oestrogen.
Những lưu ý trước khi chụp tử cung - vòi tử cung - ảnh 2
Kỹ thuật chụp tử cung - vòi tử cung được thực hiện sau 4-8 ngày sạch kinh

4. Các bước thực hiện chụp tử cung - vòi tử cung

Chụp phim bụng không chuẩn bị

Chụp khu trú tiểu khung với mục đích tìm khu vực vôi hóa, chất cản quang.

Đặt mỏ vịt sau khi thăm khám âm đạo

  • Cho bệnh nhân đi tiểu trước khi thực hiện;
  • Đặt bệnh nhân nằm ngửa với tư thế phụ khoa hai chân kê cao;
  • Thăm âm đạo nhận định thể tích, vị trí tử cung và cổ tử cung;
  • Tiến hành sát khuẩn âm hộ, trải khăn vô trùng;
  • Đặt mỏ vịt vào vị trí phù hợp, thao tác nhẹ nhàng không gây đau, cho phép khám cổ tử cung. Trong trường hợp có khí hư hoặc Viêm cổ tử cung lộ tuyến thì phải hoãn xét nghiệm.

Đặt dụng cụ kim loại vào cổ tử cung

  • Tiến hành sát khuẩn cổ tử cung trước khi đặt dụng cụ
  • Đo lòng tử cung bằng thước đo sau đó chọn nón cao su (hoặc nón kim loại) sao cho kích cỡ phù hợp với lỗ ngoài cổ tử cung để gắn vào dụng cụ;
  • Sát khuẩn dụng cụ chụp tử cung vòi tử cung;
  • Tiến hành bơm đầy thuốc đối quang, đẩy hết bọt khí có trong ống;
  • Kẹp Pozzi vào bờ ngoài cổ tử cung theo hướng thẳng đứng (sử dụng 1 hoặc 2 cái tùy từng trường hợp);
  • Nón gắn được vào dụng cụ chụp rồi đưa vào lỗ ngoài cổ tử cung. Các kẹp Pozzi được cố định vào dụng cụ. Ta điều chỉnh dụng cụ sao cho nón khít vào cổ tử cung tránh trường hợp trào ngược thuốc đối quang.
Những lưu ý trước khi chụp tử cung - vòi tử cung - ảnh 3
Thực hiện kỹ thuật chụp tử cung - vòi tử cung

Bơm thuốc đối quang vào lòng tử cung

  • Bơm vài mL thuốc đối quang và kiểm tra dưới màn tăng sáng vị trí của dụng cụ;
  • Có thể tháo dụng cụ mỏ vịt trước khi chụp phim để tránh tình trạng che khuất hình ảnh của máy chụp;
  • Bác sĩ vừa kéo cổ tử cung vừa bơm thuốc đối quang một cách nhẹ nhàng, không liên tục. Đồng thời theo dõi kiểm tra dưới màn tăng sáng vị trí dụng cụ, lòng tử cung đầy, thuốc đối quang qua vòi ra phúc mạc, trào ngược thuốc đối quang vào mạch máu, độ di động tử cung;
  • Trong trường hợp thuốc đối quang không ra phúc mạc một hoặc hai bên thì ta tăng áp lực bơm thuốc dựa vào áp lực kế (không quá 200mmHg) gắn với dụng cụ hoặc dựa vào cảm giác đau tức của người bệnh, duy trì áp lực cao này trong khoảng thời gian 5 phút.

Các vị trí chụp phim

  • Phim thẳng chụp lớp mỏng lòng tử cung;
  • Phim chụp thẳng đầy thuốc lòng tử cung và hai vòi, thuốc ra phúc mạc;
  • Phim chụp nghiêng thân tử cung đầy thuốc đối quang xem cổ, eo, thân tử cung;
  • Phim chụp chếch hai bên thực hiện không thường xuyên, xem khi các vòi tử cung chồng nhau, gập trục cổ-eo tử cung;
  • Có thể chụp phim thẳng trong khi kéo cổ tử cung để khảo sát cổ eo tử cung.

Tháo thuốc đối quang

  • Đầu tiên thực hiện tháo kẹp Pozzi rồi cầm máu ở vị trí kẹp Pozzi bằng bông, gạc vô trùng;
  • Chụp phim ngay xem vùng cổ eo tử cung;
  • Có thể chụp phim muộn, cho bệnh nhân nằm sấp sau khoảng 15 phút đi bộ. Tiến hành tìm vùng ứ đọng thuốc đối quang trong lòng tử cung và vòi tử cung;
  • Trong trường hợp có ứ nước vòi tử cung chụp đứng kiểm tra sau 24 giờ, dùng tiếp kháng sinh vài ngày sau khi thực hiện chụp.

Nghiệm pháp Cotte

Nghiệm pháp Cotte dương tính: thuốc đối quang ra ở khu vực phúc mạc khi phim đầy thuốc hoặc ở phim muộn sau 15 phút.

Những lưu ý trước khi chụp tử cung - vòi tử cung - ảnh 4
Kết quả chụp tử cung - vòi tử cung

5. Đánh giá kết quả

  • Kết quả chụp tử cung - vòi tử cung hiển thị rõ các cấu trúc giải phẫu của tử cung và vòi tử cung, hai vòi tử cung được ngấm đầy thuốc đối quang;
  • Thông qua hình ảnh hiển thị có thể phát hiện được tổn thương khu vực cổ tử cung nếu có.

6. Xử lý tai biến trong quá trình chụp tử cung - vòi tử cung

Sau khi chụp tử cung vòi tử cung sẽ xảy ra một số tai biến. Dưới đây là một số những lưu ý sau khi Chụp tử cung vòi trứng và cách xử lý khi xảy ra tai biến:

  • Xử trí tai biến thuốc đối quang: Làm theo quy trình Chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc đối quang do Bộ Y tế ban hành và cấp phép;
  • Bệnh nhân sau khi chụp có hiện tượng đau vùng tiểu khung: Nguyên nhân là do áp lực trong quá trình bơm thuốc đối quang, tránh được nếu có dùng thuốc chống co thắt. Nhưng nếu sau khi chụp mà bị đau vùng tiểu khung thì rất có thể bị nhiễm trùng;
  • Hiện tượng thuốc đối quang trào ngược vào mạch máu: ít quan trọng nhưng dễ dàng có phản ứng không dung nạp thuốc đối quang;
  • Thủng tử cung: Cực kỳ hiếm gặp;
  • Nhiễm khuẩn: rất hiếm nếu làm thực hiện các bước chụp chiếu đúng quy trình;
  • Nếu có ứ nước vòi tử cung thì nên dùng tiếp kháng sinh vài ngày sau khi thực hiện chụp chiếu;

Chụp tử cung - vòi tử cung là phương pháp hỗ trợ đắc lực trong quá trình xác định và điều trị bệnh vô sinh, hiếm muộn.

Khách hàng có thể đến với Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Sản - Bệnh Viện Bưu Điện. Đây là trung tâm hàng đầu Việt Nam được xây dựng và áp dụng quy trình điều trị phối hợp thăm khám toàn diện, kết hợp cả nam khoa và sản phụ khoa để đưa ra phương pháp tối ưu cho từng trường hợp của người bệnh.

Tính tới thời điểm hiện tại, các kỹ thuật cũng như tỷ lệ mang thai sinh hóa, lâm sàng của Bệnh viện Bưu Điện đã sánh ngang với các trung tâm IVF lớn trên thế giới.

Các Kỹ thuật tại Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Sản - Bệnh Viện Bưu Điện:

Hiện nay, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nói chung và kỹ thuật làm IVF ở Bệnh viện Bưu Điện nói riêng từ hiện đại tới cổ điển đều được áp dụng một cách linh hoạt, khéo léo nhằm mang tới hiệu quả cao nhất. Một số kỹ thuật được áp dụng phải kể đến như:

  • Bơm tinh trùng vào tử cung (IUI)
  • Bơm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI)
  • Lấy tinh trùng từ mào tinh (PESA)
  • Hỗ trợ thoát màng
  • Chuyển phôi đông lạnh.

Bảng gía IVF Bệnh Viện Bưu Điện

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

GS.TS.BS Nguyễn Đình Tảo

  • Số 150 Nguyễn Sơn Hà, Yên Phúc, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ Phạm Văn Hưởng

  • 431 Tam Trinh (Lô 01 – 8A), Cụm Công Nghiệp Hoàng Mai – Quận Hoàng Mai – Hà Nội – Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Phương

  • Số 29 Hàn Thuyên, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền

  • 431 Đường Tam Trinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Đào Thu Hiền

  • 16 Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Đặt lịch khám nhanh