Mục lục:

Có phải đậu nành thực sự ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú?

Sữa đậu nành có phải là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú là điều được rất nhiều người quan tâm. Nguồn thực phẩm và dinh dưỡng đối với một người bệnh đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán bệnh thì bệnh nhân sẽ được chỉ định kiêng một số thực phẩm. Vậy, trong đó có đậu nành hay không?
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Ăn đậu nành có thật sự sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn kiêng suốt đời giàu thực phẩm đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Đậu nành chứa protein, isoflavone và chất xơ, tất cả đều mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Người ta đã từng nghĩ rằng thực phẩm đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, ăn một lượng vừa phải thực phẩm đậu nành không làm tăng nguy cơ ung thư vú hoặc các loại ung thư khác. Một lượng vừa phải là một đến hai phần mỗi ngày của thực phẩm toàn đậu nành, chẳng hạn như đậu phụ, sữa đậu nành và edamame.

Vậy ý tưởng đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú đến từ đâu? Isoflavone, được tìm thấy trong đậu nành, là Estrogen thực vật. Nồng độ Estrogen cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, nguồn thực phẩm từ đậu nành không chứa hàm lượng isoflavone đủ cao để tăng nguy cơ ung thư vú.

Mặt khác, đậu nành hoặc chất bổ sung isoflavone thường chứa hàm lượng isoflavone cao. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa các chất bổ sung isoflavone hoặc đậu nành và nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ có tiền sử gia đình hoặc cá nhân về ung thư vú hoặc các vấn đề về tuyến giáp.

2. Thực hư câu chuyện đậu nành và nguy cơ gây ung thư vú

Có rất nhiều thông tin mâu thuẫn xung quanh về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Có nguy hiểm không? Một số hiểu lầm xuất phát từ các kết quả nghiên cứu trên người và trên động vật có thể cho thấy kết quả khác nhau.

Trong một số nghiên cứu trên động vật, loài gặm nhấm tiếp xúc với liều cao các hợp chất có trong đậu nành gọi là isoflavone cho thấy nguy cơ ung thư vú tăng cao. Điều này được cho là bởi vì isoflavone trong đậu nành có thể hoạt động giống như estrogen trong cơ thể, và estrogen tăng có liên quan đến một số loại ung thư vú.

Nhưng loài gặm nhấm tiêu thụ đậu nành khác với con người, và kết quả tương tự chưa được nhìn thấy ở con người. Ngoài ra, liều isoflavone trong các nghiên cứu trên động vật cao hơn nhiều so với ở người. Trên thực tế, trong các nghiên cứu ở người, tác dụng estrogen của đậu nành dường như không có tác dụng gì cả, nó còn làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Điều này có thể là do isoflavone thực sự có thể ngăn chặn estrogen tự nhiên mạnh hơn trong máu. Cho đến nay, bằng chứng không chỉ ra bất kỳ mối nguy hiểm nào từ việc ăn đậu nành ở người và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại dường như lớn hơn bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào.

Trên thực tế, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ăn thực phẩm đậu nành truyền thống như đậu phụ, edamame, miso và sữa đậu nành có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là ở phụ nữ châu Á. Thực phẩm đậu nành là nguồn protein tuyệt vời. Tiêu thụ đậu nành có liên quan đến tỷ lệ bệnh tim thấp hơn và thậm chí có thể giúp giảm cholesterol.

 

3. Bạn nên ăn đậu nành với một mức vừa phải

Cơ thể bạn có thể chuyển hóa các chất đậu nành tự nhiên trong đậu hũ, miso và sữa đậu nành. Những loại này khác với loại được bổ sung vào thực phẩm chế biến.

Protein đậu nành được tìm thấy trong các chất bổ sung, bột protein và các chất thay thế thịt thường bị lấy đi chất dinh dưỡng, như chất xơ, làm cơ thể khó tiêu hóa. Vì vậy, lượng protein hấp thụ vào cơ thể sẽ cao nếu bạn đang dùng protein hòa tan hoặc bánh mì xúc xích đậu nành thay vì ăn đậu nành Nhật Bản.

Các nhà nghiên cứu không chắc chắn một lượng lớn đậu nành sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú. Trong một nghiên cứu gần đây, chất bổ sung đậu nành đã được chứng minh là “chuyển đổi” các gen kích thích sự phát triển của ung thư ở những phụ nữ mắc ung thư vú giai đoạn đầu.

Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn kèm với một lượng vừa phải, hoặc từ 1–2 khẩu phần đậu nành một ngày. Một phần bao gồm:

 

  • Một nửa cốc đậu nành Nhật Bản nấu chín
  • 1 chén sữa đậu nành
  • 31,1g hạt đậu nành
  • 93,3g đậu hũ

4. Bệnh nhân ung thư vú nên tránh ăn đậu nành?

Việc ăn một lượng đậu nành vừa phải không làm cho bạn có nhiều khả năng mắc ung thư vú hay làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng khuyên các bệnh nhân ung thư vú tránh bổ sung đậu nành.

Trong một báo cáo, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ các cuộc điều tra về chế độ ăn uống được thực hiện trên 9.500 phụ nữ người Mỹ và Trung Quốc. Họ cho biết người đã ăn nhiều đậu nành có nguy cơ tái phát bệnh ung thư ít hơn 25% so với những người ít ăn đậu nành.

Thế nhưng, một số chuyên gia lo ngại đậu nành có thể gây trở ngại cho các loại thuốc ung thư vú làm hạ mức estrogen, chẳng hạn như tamoxifen. Mặc dù vậy, nghiên cứu tương tự cho thấy đậu nành cũng bảo vệ chống tái phát ở những bệnh nhân dùng tamoxifen.

 

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung