Tên hoạt chất: Đậu nành
Tác giả: Quyên Thảo
Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên
Tên thường gọi: đậu nành
Tên khoa học: Glycine max
Tác dụng
Tác dụng
Đậu nành dùng để làm gì?
Đậu nành được chiết xuất từ hạt đậu nành. Đậu nành được dùng trong những tình trạng bệnh như:
Cholesterol cao, huyết áp cao;
Ngăn ngừa bệnh tim và mạch máu;
Đái tháo đường tuýp 2, hen suyễn, ung thư phổi, ung thư nội mạc tử cung, ung thư tuyến tiền liệt;
Ung thư tuyến giáp;
Ngăn ngừa xương yếu (loãng xương);
Làm chậm sự tiến triển bệnh thận;
Táo bón và tiêu chảy;
Giảm protein trong nước tiểu ở người bị bệnh thận;
Cải thiện trí nhớ;
Bị đau cơ do tập thể dục;
Đau ngực, ngăn ngừa ung thư vú, ngăn ngừa những cơn nóng sau ung thư vú, các triệu chứng mãn kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt.
Đậu nành có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo Dược để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của đậu nành là gì?
Đậu nành chứa “isoflavones” khi vào trong cơ thể được chuyển đổi thành “phytoestrogens”, tương tự như hormone estrogen. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Liều dùng
Liều dùng
Liều dùng thông thường cho đậu nành là gì?
Đối với cholesterol cao: bạn dùng 20-50g protein đậu nành/ngày.
Để ngăn ngừa xương yếu (loãng xương): bạn dùng 40g protein đậu nành có chứa 2-2,25mg isoflavone mỗi g mỗi ngày.
Đối với các triệu chứng mãn kinh: bạn dùng 20-60g protein đậu nành cung cấp 34-76mg isoflavone/ngày.
Đối với tiêu chảy ở trẻ sơ sinh: bạn cho trẻ dùng sữa bột đậu nành có chứa 18-20g protein đậu nành/lít.
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2: bạn dùng chiết xuất Touchi 300mg ba lần mỗi ngày. Touchi là một thực phẩm truyền thống Trung Quốc được chế biến từ đậu nành.
Đối với bệnh đái tháo đường týp 2 ở phụ nữ sau mãn kinh: bạn dùng 30g protein đậu nành có chứa 132mg phytoestrogens hàng ngày trong 12 tuần.
Liều dùng của đậu nành có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của đậu nành là gì?
Đậu nành có ở dạng bào chế:
Viên nén;
Viên nang;
Bột.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng đậu nành?
Đậu nành có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ như táo bón, đầy bụng và buồn nôn. Ngoài ra, đậu nành cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng như phát ban và ngứa ở một số người.
Đây chưa phải là tất cả các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Cảnh báo
Thận trọng
Trước khi dùng đậu nành bạn nên lưu ý những gì?
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ nếu:
Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của đậu nành hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh như:Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
- Xơ hoá nang;
- Ung thư vú;
- Ung thư nội mạc tử cung;
- Suy thận;
- Sỏi thận;
- Ung thư bàng quang;
- Đái tháo đường;
- Suy tĩnh mạch, suyễn, sốt phế quản (viêm mũi dị ứng).
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng đậu nành với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của đậu nành như thế nào?
Trẻ em:
Đậu nành có thể an toàn cho trẻ khi được sử dụng với lượng thường thấy trong thức ăn hoặc sữa bột cho trẻ sơ sinh.
Bạn đừng cho trẻ dùng đậu nành với lượng lớn hơn trong thức ăn hoặc thức uống. Các nhà nghiên cứu chưa xác định liệu đậu nành có an toàn cho trẻ ở liều cao hơn hay không.
Phụ nữ mang thai và cho con bú:
Protein đậu nành có thể an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú khi tiêu thụ với lượng thường thấy trong thực phẩm. Tuy nhiên, đậu nành có thể không an toàn khi sử dụng trong thời gian mang thai với liều lượng thuốc. Liều cao hơn trong thai kỳ có thể gây hại cho sự phát triển của em bé. Không có đủ thông tin về sự an toàn của liều cao hơn trong thời gian cho con bú. Bạn nên giữ an toàn và tránh dùng liều lớn.
Tương tác
Tương tác
Đậu nành có thể tương tác với những yếu tố nào?
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng đậu nành.
Đậu nành có thể tương tác với:
Thuốc trị bệnh trầm cảm (MAOIs) bao gồm phenelzine (Nardil®), tranylcypromin (Parnate®),…;
Thuốc kháng sinh;
Estrogens bao gồm estrogen kết hợp (Premarin®), ethinyl estradiol, estradiol,…;
Tamoxifen (Nolvadex®);
Warfarin (Coumadin®);
Các loại thuốc do gan biến đổi bao gồm carvedilol (Coreg®), fluvastatin (Lescol®), losartan (Cozaar®), phenytoin (Dilantin®),…
Nguồn tham khảo
Đậu nành, http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-975-SOY.aspx?