Trẻ bị ho và nôn trớ nhiều khi ngủ - Nguyên nhân - cách xử lý và phòng tránh

Trẻ bị ho và nôn trớ nhiều khi ngủ thường gặp ở các bé độ tuổi sơ sinh, mặc dù tình trạng này xảy ra phổ biến nhưng không hẳn tất cả phụ huynh đều biết cách xử lý đúng. Vậy, nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa Trẻ bị ho và nôn trớ nhiều khi ngủ như thế nào?
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Trẻ Ho và nôn trớ khi ngủ là làm sao?

Ho và nôn trớ khi ngủ là tình trạng chung của hầu hết các trẻ, đây cũng là nỗi lo ngại khiến nhiều phụ huynh thấp thỏm mỗi khi dỗ bé ngủ. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, Tình trạng viêm đường hô hấp, cảm cúm… Mặc dù trẻ bị ho và nôn trớ nhiều khi ngủ không gây nguy hiểm, nhưng khi triệu chứng tái diễn hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, trẻ mệt mỏi và suy nhược nhanh chóng.

2. Nguyên nhân trẻ bị ho và nôn trớ nhiều khi ngủ

Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng trẻ bị ho và nôn trớ nhiều xuất phát từ các thay đổi sinh lý hoặc là do bệnh lý. Phụ huynh cần phân biệt được nguyên nhân, điều này sẽ giúp việc xử lý giúp trẻ giảm triệu chứng hiệu quả hơn.

Nguyên nhân do sinh lý

  • Nôn trớ là triệu chứng sinh lý bình thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Đối với những trẻ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa thông với cuống họng cơ bản vẫn là một đường thẳng, vì thế nên khi bé ăn no mà không tiêu hóa kịp sẽ xảy ra hiện tượng đẩy ngược chất có trong dạ dày lên miệng.
  • Trẻ bị ho và nôn trớ nhiều khi ngủ chủ yếu xảy ra khi trẻ chưa tiêu hóa được thức ăn hoàn toàn
  • Ngoài ra, tình trạng này cũng xảy ra phổ biến khi phụ huynh bế hoặc rung lắc bé mạnh làm dạ dày trẻ co thắt. Những nguyên nhân sinh lý thường gặp khác là do: trẻ vặn mình, rướn người, thường thay đổi tư thế đột ngột khi ngủ, ngoài ra một số sai lầm về cách cho trẻ ăn khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong tiêu hóa và dễ nôn trớ hơn khi ngủ.

Nguyên nhân do bệnh lý

  • Trẻ ho và nôn trớ khi ngủ đôi khi là triệu chứng của các bệnh lý của hệ tiêu hóa (viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày) và các bệnh liên quan đến hệ Thần kinh (viêm màng não, viêm não…). Ngoài ra phụ huynh cũng nên cẩn trọng trước bệnh đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi…)
  • Ngoài ra nôn trớ và ho cũng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất khi trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh. Đây là những bệnh lý thường gặp ở độ tuổi sơ sinh khi cơ thể trẻ chịu sự tấn công của virus, vi khuẩn. Lúc này ở khoang mũi của trẻ sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy, khi lượng dịch này càng nhiều sẽ tràn xuống cổ họng trẻ khiến cho bé buồn nôn và nôn trớ.
  • Trẻ càng nhỏ càng có sức đề kháng yếu ớt trước những tác nhân từ bên ngoài, vì thế khả năng bị bệnh càng cao bệnh diễn biến phức tạp hơn so với các bé lớn hơn. Một số bệnh lý hiếm gặp có biểu hiện nôn và nôn trớ như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết… có nhiều mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe trẻ. Vì thế nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có biểu hiện ho, nôn vọt kèm theo Sốt cao, ngủ mê, li bì, đổ mồ hôi nhiều, nên đưa trẻ đếncơ sở y tế sớm nhất có thể để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Trẻ bị ho và nôn trớ nhiều khi ngủ - Nguyên nhân - cách xử lý và phòng tránh - ảnh 1

3. Cách xử lý khi trẻ bị ho và nôn trớ khi ngủ

Khi trẻ bị ho và nôn trớ nhiều khi ngủ, phụ huynh cần có phương hướng xử lý giúp bé đẩy lùi các triệu chứng. Việc tái diễn tình trạng này thường xuyên sẽ nhanh làm bé mất sức, sụt cân, mất ngủ. Các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên dành cho phụ huynh trong trường hợp này. Những nguyên tắc quan trọng nhất là:

  • Khi trẻ đang ngủ mà ho nhiều, buồn nôn và nôn trớ ra sữa hoặc dịch dạ dày thì phụ huynh nên vệ sinh miệng cho bé, thay quần áo mới và lau người bé bằng nước ấm để tránh mùi dịch nôn khiến bé khó chịu hơn.
  • Phụ huynh không nên bế xốc bé khi trẻ đang bị ho và nôn, việc ôm xốc bé đột ngột sẽ dễ làm cho dịch ói bị tràn vào trong phổi và gây khó thở, suy hô hấp nguy kịch cho trẻ.
  • Phụ huynh nên kiên nhân xử lý tình huống, tránh quát mắng trẻ, vì khi bé quấy khóc sẽ ho và nôn trớ nhiều hơn. Phụ huynh nên bế bé thẳng lưng và nhẹ nhàng xoa lưng trò chuyện với trẻ đế bé quên đi cơn nôn.

Cần biết cách xử lý khi trẻ bị ho và nôn trớ nhiều khi ngủ để bé không bị kiệt sức

  • Cha mẹ nên bế bé áp ngực vào vai, tay còn lại vuốt lưng bé theo hướng trên đi xuống để phần dịch vị đi xuống dạ dày, cách này sẽ hạn chế được tình trạng dịch trào ngược lên.
  • Khi trẻ đang nôn, phụ huynh để bé ngồi nghiêng đầu ra phía trước hoặc nằm nghiêng để thức ăn và dịch nôn không tràn vào khí quản.
  • Sau khi trẻ đã có dấu hiệu ổn định, phụ huynh đặt bé nằm yên và lót gối hoặc khăn kê cao đầu sao cho bé thật dễ chịu.
  • Trong trường hợp trẻ bị ho và ọc hết phần sữa vừa uống, cha mẹ không nên cho trẻ uống sữa ngay khi trẻ vừa nôn ói xong.
  • Hãy để trẻ nằm nghỉ ngơi đến khi bé hoàn toàn ổn định thì có thể cho bé uống sữa bù. Nên lưu ý cho trẻ uống từng ít một, không nên cho vào bình sữa cho trẻ bú hoặc cho trẻ uống quá nhanh.
  • Nếu trẻ thường xuyên gặp phải tình trạng ho và nôn trớ khi ngủ, phụ huynh nên cho bé ăn những loại thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu.
  • Bởi vì khi trẻ nôn, bé sẽ mất lượng nước khá lớn nên phụ huynh có thể cho bé uống bù nước hoặc bổ sung Oresol để bù đắp điện giải thiếu hụt cho trẻ.

4. Phòng tránh trẻ bị ho và nôn trớ nhiều về đêm khi ngủ

Mặc dù trẻ bị ho và nôn trớ khi ngủ là triệu chứng bình thường xảy ra trong những năm đầu đời của trẻ nhưng phụ huynh có thể tiết giảm số lần trẻ nôn trớ bằng các mẹo cơ bản. Trong đó, để phòng tránh trường hợp bé bị ho và nôn trớ nhiều, các bậc làm cha mẹ cần chú ý:

4.1. Phòng tránh ho và nôn trớ cho trẻ bú mẹ

Giữ ấm cơ thể cho trẻ

  • Để không khí lạnh không xâm nhập gây bệnh cho trẻ, phụ huynh nên cho trẻ mặc quần áo đủ ấm. Nếu như thời tiết lạnh thì không nên cho bé nằm điều hòa, nhất vào ban đêm và gần sáng khi ngủ. Khi đưa trẻ ra ngoài phải chuẩn bị khăn quàng cổ cho trẻ, cho trẻ mặc đủ ấm và đeo khẩu trang.

Thay đổi tư thế cho trẻ bú

  • Người mẹ cho trẻ bú từ từ, tránh để trẻ bú quá nho và nằm ngay sau khi bú. Phụ huynh nên bế bé trong khoảng 15 phút để trẻ tiêu hóa hết lượng sữa. Mẹ nên giữ đầu và người bé nằm trên một đường thẳng, tay mẹ ôm sát con vào người và dùng tay còn lại để đỡ mông.

 

  • Khi cho trẻ bú bình, phụ huynh nên hướng bình sữa nghiêng sao cho sữa ngập cổ. Tư thế này sẽ giúp trẻ không phải nuốt không khí quá lớn vào dạ dày gây nôn trớ. Với tư thế bú mẹ hay bú bình, phụ huynh đều phải đảm bảo đầu trẻ cao hơn thân người một góc 30 độ để thực phẩm dễ hấp thu và không gây trào ngược dạ dày.

Vỗ lưng cho trẻ sau khi bú/ăn

  • Sau khi cho trẻ bú hoặc ăn dặm xong, phụ huynh nên bế đứng tựa lưng vào vai cha mẹ và vỗ nhẹ phần lưng để trẻ có thể ợ hơi được. Phương pháp này sẽ giúp làm giảm lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày khi bé đang ăn hoặc đang bú mẹ, đây cũng là nguyên nhân gây nôn trớ thường xảy ra.
  • Đối với những trẻ trong giai đoạn ăn dặm, phụ huynh nên chia khẩu phần ăn của bé làm nhiều bữa nhỏ thay vì cho bé ăn 3 bữa lớn trong ngày. Phần lớn trường hợp trẻ nôn trớ khi ngủ thường là do bé ăn qua nhiều, cơ thắt tâm vị còn yếu nên hoạt động tiêu hóa không hoàn thiện. Vì thế khi phân chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp bé tiêu hóa nhanh hơn và giảm được tình trạng nôn trớ.

Trẻ bị ho và nôn trớ nhiều khi ngủ - Nguyên nhân - cách xử lý và phòng tránh - ảnh 2

4.2. Phòng tránh ho và nôn trớ khi trẻ ăn dặm

Chia nhỏ các bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa

Thay đổi cách cho bé ăn dặm

  • Khi trẻ trong giai đoạn tập ăn dặm, phụ huynh nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt và không nên ép bé ăn quá no. Số lượng và độ đặc – lỏng của bữa ăn thay đổi theo từng độ tuổi của trẻ. Nếu như phụ huynh ép bé ăn những món ăn khiến bé dễ nôn sẽ phát sinh tâm lý trẻ sợ đồ ăn, trẻ khóc và ho khi đến bữa ăn. Đây là triệu chứng tâm lý thường gặp ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm.

Chuẩn bị bữa ăn Dinh dưỡng cho trẻ

  • Bởi vì khi nôn trớ thường xuyên, cơ thể trẻ sẽ thiếu hụt lượng dinh dưỡng và mất cân bằng điện giải nên việc bù đắp nước và dinh dưỡng cho bé rất quan trọng. Khi trẻ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì hệ miễn dịch của bé sẽ được tăng cường. Nhờ đó, cơ thể trẻ được bảo vệ trước những tác nhân có hại gây bệnh. Khi trẻ ho và nôn trớ nhiều về đêm, cha mẹ hãy khuyến khích bé uống nhiều nước, nhất là nước trái cây để bổ sung vitamin có lợi.

Thay thế sữa công thức

  • Một số loại sữa công thức có nhiều chất béo và chất đạm gây ra tình trạng khó dung nạp ở trẻ. Đối với những trường hợp này, phụ huynh có thể thay thế sữa công thức bằng sữa đậu nành hoặc các loại sữa bò dưới dạng sữa chua. Để hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn và giảm tối thiểu tình trạng nôn trớ, mẹ nên bổ sung chế phẩm men vi sinh có chứa các bào tử lợi khuẩn bằng men uống vi sinh, hoặc sữa chua dành cho trẻ.

Nhìn chung thì tình trạng trẻ bị ho và nôn trớ nhiều khi ngủ có thể được phòng tránh và khắc phục bằng một số cách cơ bản kể trên. Phụ huynh cũng nên cảnh giác trước những dấu hiệu nguy hiểm như ho nhiều kèm theo thở nhanh, thở khò khè, khó thở, sốt…thì nên đưa trẻ đến các bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ. Phụ huynh không nên sử dụng các loại thuốc ho hay thuốc chống nôn cho trẻ uống vì có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ nội trú Nguyễn Duy Sơn

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 450.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An

  • 1e Trường Chinh, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 400.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Phấn

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 370.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương

  • 14 Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Phạm Tuấn Khoa

  • 583 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, TP. HCM
  • Tai - Mũi - Họng