1. IBS là gì?
IBS hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích, đây là một rối loạn có liên quan đến nhu động ruột, hoặc thay đổi tần suất đi đại tiện. Tình trạng này thường dẫn đến các cơn đau dạ dày, và nó có thể ảnh hưởng đến khoảng 10-14% dân số trên toàn cầu.
IBS gồm có 3 loại chính, được phân loại theo các triệu chứng điển hình nhất. Bao gồm:
- IBS-D: triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy, trong đó hơn 25% số lần đi đại tiện có phân bị nhão hoặc chảy nước.
- IBS-C: Táo bón là dấu hiệu phổ biến nhất của loại IBS này, trong đó hơn 25% số lần đi đại tiện có phân rắn, hoặc vón cục.
- IBS-M: biểu hiện của loại IBS này thường xen kẽ với các triệu chứng của Táo bón và tiêu chảy.
Hầu hết mọi người đều bị táo bón hoặc tiêu chảy tại một thời điểm nhất định trong cuộc sống, tuy nhiên ở những người bị Hội chứng ruột kích thích (IBS) sẽ gặp phải các tình trạng này ít nhất một ngày mỗi tuần.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến IBS, hơn nữa, nó có thể khác nhau đối với mỗi người. Theo một số nghiên cứu cho biết, những người mắc phải hội chứng ruột kích thích thường tăng độ nhạy cảm của ruột và thay đổi sự tương tác giữa ruột với Não bộ, nhu động ruột, hệ thống miễn dịch và các quần thể vi khuẩn tự nhiên tạo nên hệ vi sinh vật ở đường ruột.
Ngoài ra, các yếu tố như căng thẳng tâm lý, ảnh hưởng từ xã hội, chế độ ăn uống, di truyền hay việc sử dụng thuốc cũng góp phần gây ra IBS. Theo thống kê, có khoảng 70-90% những trường hợp bị IBS đều nhận thấy rằng các loại thực phẩm hoặc chế độ ăn uống của họ có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Những loại thực phẩm này bao gồm caffeine, giàu chất xơ, chứa gia vị, gluten, đường sữa, rượu và một số loại carbs lên men.
2. Bỏng ngô có chứa nhiều chất xơ không hòa tan
Hầu hết các chất xơ được tạo thành từ các loại carbs phức tạp, có khả năng tiêu hóa kém và dường như không thay đổi khi di chuyển xuống đại tràng. Chúng có thể mang lại những tác động bao gồm cả tích cực lẫn tiêu cực đến các triệu chứng của IBS.
Bỏng ngô là một loại thực phẩm rất giàu chất xơ, trong một cốc (8gram) bỏng ngô cung cấp 1,16 gram chất dinh dưỡng. Chất xơ có trong bỏng ngô chủ yếu được tạo thành từ cellulose, hemicellulose và một lượng nhỏ lignan. Đây đều là những chất xơ không hòa tan.
Chất xơ không hòa tan là một loại chất xơ không tiêu hóa được, thường thấm nước ở ruột, làm tăng thể tích của phân và làm giảm thời gian cần thiết để phân đi qua ruột. Khi lượng chất xơ không hòa tan cao hơn sẽ được cho là có lợi đối với những người mắc hội chứng ruột kích thích loại IBS-C. Tuy nhiên, công dụng của nó thường không đáng kể.
Mặt khác, chất xơ không hòa tan cũng góp phần làm tăng sự hình thành khí, dẫn đến các triệu chứng tồi tệ hơn của chứng đầy hơi khó chịu ở một số trường hợp mắc IBS. Do đó, nếu gặp phải những triệu chứng như vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ không hòa tan, thậm chí bao gồm cả các nguồn chất xơ hòa tan, chẳng hạn như yến mạch, Psyllium và trái cây họ cam quýt.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không gặp bất cứ vấn đề gì khi tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan, bạn có thể tiếp tục thưởng thức bỏng ngô.
3. Thực phẩm FODMAP thấp
Các nghiên cứu gần đây cho thấy một số loại carbs nhất định không được dung nạp tốt bởi những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Những loại carbs này, bao gồm monosaccarit, oligo-, polyol, di-, hoặc FODMAPs lên men. Chúng không được hấp thụ tốt bởi cơ thể, từ đó làm tăng sự bài tiết nước và lên men trong ruột, tạo ra khí và có thể dẫn đến các triệu chứng của IBS.
FODMAP thường xuất hiện trong một số loại sữa, lúa mì, rau quả và trái cây. Các nhà khoa học đã tiết lộ rằng một chế độ ăn kiêng FODMAP thấp sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng, bao gồm đau dạ dày, đầy hơi, tạo khí ở khoảng 75% số trường hợp mắc IBS, nhất là những người bị IBS-D và IBS-M.
Trong bỏng ngô tự nhiên có chứa hàm lượng FODMAP thấp, điều này giúp nó trở thành loại thực phẩm phù hợp cho những người có chế độ ăn ít FODMAP nhằm kiểm soát các triệu chứng do IBS gây ra.
Một khẩu phần bỏng ngô FODMAP thấp có thể lên đến 7 cốc (tương đương 56 gram) bỏng ngô. Nó thường nhiều hơn từ 4-5 cốc so với kích thước tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các loại ngô ngọt thông thường không phải là thực phẩm FODMAP thấp, vì nó có chứa lượng đường Sorbitol cao hơn, mang lại vị ngọt hơn so với loại ngô được sử dụng làm bỏng ngô.
4. Một số phương pháp chế biến bỏng ngô không tốt cho người bị IBS
Mặc dù bỏng ngô có thể phù hợp đối với nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích, tuy nhiên một số thành phần được thêm vào trong quá trình chế biến bỏng ngô có thể gây ra một số bất lợi cho người bệnh.
Trong bỏng ngô tự nhiên có hàm lượng chất béo thấp, trong 32 gram bỏng ngô có chứa 1,5 gram chất béo. Tuy nhiên, khi chế biến bỏng ngô trong dầu ăn, hoặc bơ có thể khiến chúng trở thành một loại thực phẩm giàu chất béo, hàm lượng chất béo sẽ gấp 12 lần trong cùng một khối lượng.
Các nghiên cứu cho thấy, chất béo có thể làm nặng thêm các triệu chứng, như khó tiêu, đau dạ dày, đầy hơi ở những người bị IBS. Do đó, tốt nhất bạn nên ăn bỏng ngô rang.
Ngoài ra, các loại gia vị như cà ri, và ớt cũng có thể làm tăng thêm các triệu chứng, nhất là đối với người bị IBS-D. Những loại gia vị này có thể kích hoạt các cơn đau dạ dày, tốt nhất bạn nên tránh những thứ này trong lớp phủ của bỏng ngô.
Bên cạnh đó, một số loại toppings, bao gồm xi-rô ngô fructose cao, mật ong, chất tạo ngọt, bột tỏi hoặc bột hành tây cũng có thể khiến các triệu chứng IBS trở nên trầm trọng hơn.
Một số loại topping “thân thiện” đối với những người bị IBS, bao gồm thảo mộc tươi hoặc khô, muối, sô cô la đen (khoảng 30 gram), đường, quế, và một số loại gia vị khác không có khả năng gây kích hoạt các triệu chứng.
5. Các lựa chọn thay thế cho bỏng ngô
Nếu bạn bị IBS và không dung nạp tốt bỏng ngô, bạn có thể lựa chọn thay thế chúng bằng các loại thực phẩm sau đây:
- Chip cải xoăn: loại cải này có thể trộn cùng với dầu ô liu và một số gia vị khác, sau đó đem nướng trong lò để tạo thành một loại bỏng ngô giòn, có chứa nhiều canxi, riboflavin, vitamin A, C và K.
- Đậu Edamame: là một loại đậu nành còn non, thường được sử dụng như một món ăn nhẹ ngon miệng và rất giàu protein. Khẩu phần 1⁄2 ly (90 gram) đậu Edamame có hàm lượng FODMAPS thấp, tuy nhiên kích cỡ khẩu phần lớn hơn sẽ chứa nhiều fructans, chất có thể kích hoạt một số triệu chứng của IBS.
- Hạt bí ngô rang: bạn có thể cho thêm muối, cùng một số loại gia vị hay thảo mộc khác vào hạt bí ngô rang để tạo ra một món ăn nhẹ tuyệt vời. bên cạnh đó, chúng là một nguồn cung cấp dồi dào các chất như magie, đồng, chất béo lành mạnh và phốt pho.
- Quả ô liu: quả ô liu gồm có hai loại là đen và xanh. Đây đều là những món ăn nhẹ ngon miệng, đồng thời cung cấp một số chất Dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, bao gồm chất xơ, đồng và vitamin E.
- Quả hạch: có thể được chế biến thành một món ăn nhẹ lành mạnh. Bạn có thể thưởng thức chúng với kiểu mặn hoặc ngọt tùy thích, giống như bỏng ngô. Tuy nhiên, hàm lượng calo có trong quả hạch thường rất cao, và có chứa FODMAP nếu ăn với một số lượng lớn. Do đó, những người bị IBS nên giới hạn kích thước khẩu phần ăn của mình.
- Trái cây: trái cây FODMAP thấp chính là một lựa chọn tuyệt vời dành cho những người bị mắc hội chứng ruột kích thích. Các loại trái cây thường rất giàu khoáng chất và các loại vitamin thiết yếu, hơn nữa chúng có chứa rất ít calo. Một số loại quả mà bạn nên ăn khi bị IBS, bao gồm quả mâm xôi, quả việt quất, dâu tây và nho.
Bạn cần lưu ý rằng, mỗi người sẽ có một tình trạng IBS khác nhau, vì vậy, khi lựa chọn bất kỳ loại thực phẩm nào, bạn nên dựa trên các tác nhân, triệu chứng, chế độ ăn uống hay lối sống hằng ngày của mình.
Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com