Tên gọi khác: Rối loạn chức năng đại tràng, Hội chứng đại tràng co thắt ,Hội chứng IBS
Triệu chứng
Hội chứng ruột kích thích không gây lây nhiễm, di truyền hoặc ung thư hóa. Tuy nhiên, nó thường xuyên làm ảnh hưởng đến những sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Phụ nữ bị ảnh hưởng gấp đôi nam giới.
Chẩn đoán
Các triệu chứng có thể khác nhau từ nhẹ đến nặng, bao gồm đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và ói mửa, chán ăn, trầm cảm, táo bón, tiêu chảy.
Điều trị
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm máu (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP) và CT Scan. Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu: Nội soi đường tiêu hóa trên EDG (esophagogastroduodenoscopy), nội soi đại tràng.
Nguyên nhân
Hội chứng ruột kích thích là một bệnh tiêu hóa mãn tính vẫn chưa tìm được nguyên nhân. Những triệu chứng thường gặp bao gồm: Đau hay quặn bụng, chướng bụng và đầy hơi, ngoài ra còn kèm theo thay đổi thói quen đi đại tiện.
Tuy nhiên, hội chứng ruột kích thích không phải là một bệnh viêm ruột thật sự.
Hội chứng ruột kích thích không gây lây nhiễm, di truyền hoặc ung thư hóa. Tuy nhiên, nó thường xuyên làm ảnh hưởng đến những sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. 90% những người được phỏng vấn trong một cuộc điều tra trong nhóm những người đã kết hôn hoặc đang sống thử tiền hôn nhân cho biết hội chứng này gây khó khăn cho họ trong các mối quan hệ riêng tư và 45% cho biết nó gây khó khăn cho đời sống tình dục của họ.
Phòng ngừa
Nguyên nhân
- Có giả thuyết cho rằng, đó là kết quả của sự tác động qua lại bất thường của nhu động ruột, sự thay đổi liên kết thần kinh giữa não và ống tiêu hóa. Những nhu động bất thường của ruột (quá nhanh hay quá chậm) xảy ra ở một số người bị hội chứng ruột kích thích.
- Hội chứng ruột kích thích cũng xuất hiện sau một giai đoạn viêm dạ dày - ruột.
- Người ta còn cho rằng hội chứng ruột kích thích gây ra bởi dị ứng với thức ăn hoặc nhạy cảm với thức ăn, tuy nhiên điều này vẫn chưa được chứng minh.
- Những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể xấu đi khi bị stress hoặc có kinh nguyệt, nhưng những yếu tố trên không là nguyên nhân dẫn đến hội chứng này.
Cơ chế sinh bệnh của hội chứng ruột kích thích
- Sự cảm thụ bất thường chức năng ống tiêu hóa: Tăng tính nhạy cảm, nội tạng dễ kích thích.
- Giảm khả năng chịu áp lực của khối thức ăn ở một số đoạn ruột.
- Rối loạn vận động của ruột, tăng nhu động ruột gây ỉa chảy, giảm nhu động ruột gây táo bón.
Điều trị
Ăn uống điều độ giúp ổn định bệnh
Trong quá trình điều chỉnh chế độ ăn nên để ý theo dõi các loại thức ăn mỗi ngày ảnh hưởng đến triệu chứng như thế nào. Có thể sử dụng nhật ký để ghi nhận mối liên quan giữa từng loại thức ăn và triệu chứng bệnh để trao đổi với bác sĩ khi khám chuyên khoa.
- Sữa là nguyên nhân thường gặp trong bệnh này - đặc biệt là ở nước ta tỉ lệ người không dung nạp đường lactose trong sữa chiếm tỉ lệ cao. Nếu nghi ngờ do sữa, nên giảm sử dụng sữa và các thực phẩm làm từ sữa hay có chứa sữa trong thành phần, có thể thay thế bằng lượng ít sữa chua. Nếu không thể uống sữa, người bệnh cần sử dụng thuốc bổ sung canxi để phòng chống loãng xương.
- Chế độ ăn nhiều rau sẽ cải thiện triệu chứng, đặc biệt là các đối tượng hay đi đại tiện phân cứng. Chất xơ giúp ruột giãn nhẹ giúp giảm co thắt tại ruột. Tuy nhiên, cần lưu ý chế độ ăn nhiều rau và trái cây đôi khi tạo cảm giác đầy bụng và xì hơi nhiều. Các triệu chứng này sẽ dần mất đi theo thời gian. Để giảm triệu chứng xì hơi, nên ăn chất xơ tăng dần qua mỗi ngày.
- Uống đủ nước cũng giúp giảm triệu chứng. Uống khoảng 6-8 ly nước, chia đều trong ngày, tuy nhiên hạn chế uống nước có gas. Ngoài ra, nên hạn chế nhai kẹo cao su và ăn quá nhanh (do nuốt nhiều hơi vào đường ruột), tránh uống rượu và cà phê. Không nên ăn quá no và hạn chế thức ăn giàu chất béo. Thay vào đó nên ăn vừa phải và ăn thêm bữa phụ nếu cần.
Hội chứng ruột kích thích là bệnh không nguy hiểm và không có nguy cơ chuyển sang ung thư dù khó có thể được chữa khỏi hoàn toàn, song nếu bệnh nhân biết điều tiết chế độ ăn và biết cách giữ thăng bằng tâm lý trong cuộc sống sẽ hạn chế được tối đa việc xuất hiện các triệu chứng của bệnh.