Bị Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không?

Tiêu chảy là bệnh lý dễ gặp ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào. Những trường hợp bệnh nhẹ, kết thúc sớm trong vòng 1-2 ngày. Tuy nhiên, có một trường hợp diễn biến xấu hơn, đó là người bệnh xuất hiện triệu chứng tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy kéo dài tiềm ẩn nhiều vấn đề mà người bệnh cần lưu ý để điều trị đúng. Bài viết này sẽ giúp bạn không chỉ nhận diện biểu hiện của chứng tiêu chảy kéo dài mà còn có nguyên nhân cũng như cách điều trị hợp lí.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Như thế nào là tiêu chảy kéo dài?

Triệu chứng tiêu chảy nói chung có biểu hiện là tình trạng bệnh nhân đi ngoài phân lỏng, đau vùng bụng, đặc biệt là khung đại tràng. Nếu mức độ bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đi ngoài nhiều lần trong một ngày, kéo dài từ 1-2 ngày. Mặt khác, tiêu chảy kéo dài ghi nhận khi triệu chứng tiêu chảy xuất hiện trên 14 ngày, chia làm 3 loại là tiêu chảy cấp tính (gọi tắt là tiêu chảy cấp), tiêu chảy bán cấp và tiêu chảy mãn tính. Để dễ dàng nhận biết, chúng ta thường phân chia theo hai loại là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính.

Với tiêu chảy cấp, bệnh nhân sẽ có thời gian bệnh kéo dài 2 đến 3 tuần. Còn đối với tiêu chảy mãn tính, thời gian bệnh sẽ lâu hơn. Nói cách khác, người bệnh tiêu chảy kéo dài sẽ gặp tình trạng bệnh tái đi tái lại trong một khoảng thời gian dài mà không thể chữa bằng các phương pháp thông thường nếu không tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đúng.

2. Nguyên nhân tiêu chảy kéo dài

Nguyên nhân nhân dẫn đến tiêu chảy kéo dài có thể được chia như sau:

Những người bị hội chứng IBS thường sẽ bị tiêu chảy kéo dài và thường xuyên nếu họ gặp các vấn đề Tâm lý như tâm trạng lo lắng, hồi hộp hay sợ hãi. Khi Nội soi đại tràng và ruột bệnh nhân không có thương tổn. Người bệnh có thể sẽ đại tiện phân lỏng, không máu và luôn có cảm giác chưa đi ngoài hết.

  • Tổn thương đại tràng

Khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy kéo dài và tiến hành Nội soi đại tràng, bệnh nhân được chẩn đoán “Viêm đại tràng mạn”. Trường hợp mắc bệnh viêm đại tràng mạn là do người bệnh đã bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hoặc do chế độ ăn uống có vấn đề. Các nguyên nhân này được giải thích cụ thể hơn như sau:

Bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng Lamblia, Amip. Ngoài ra còn có các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như Shigella, Samonella cũng có thể là nguyên nhân gây viêm đại tràng mạn, dẫn đến tiêu chảy kéo dài. Các loại ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy kéo dài thường gặp là giun kim, giun đũa, sán ruột.

  • Bệnh nhân có chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn .

Xuất hiện bệnh lý có thể do ăn phải thức ăn ôi thiu hoặc các thức ăn gây tổn thương, kích thích niêm mạc ruột.

Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác mà chúng ta ít khi để ý. Đó chính là tình trạng kém hấp thu đường. Khi cơ thể không hấp thu được các loại đường như lactose, glucose-galactose, fructose sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài. Hoặc cơ thể thiếu các men như sucrase-isomaltase, men lactase... cũng là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy kéo dài.

Bị Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không? - ảnh 1
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy kéo dài, do đó, bạn cần đến khám bác sĩ để có phương pháp điều trị đúng

3. Cách điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài

Bệnh nhân tiêu chảy kéo dài thường xuyên cảm thấy bụng trướng hơi, đau âm ỉ phần dưới bụng. Tình trạng mất nước, Suy dinh dưỡng và nhiễm trùng nghiêm trọng cũng xuất hiện, rất nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, khi bị tiêu chảy kéo dài, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để điều trị triệt để và đúng cách. Các bệnh nhân là trẻ nhỏ hơn 4 tháng tuổi cần được đặc biệt lưu ý: Nguyên tắc điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài là phải điều chỉnh rối loạn nước trước tiên. Sau đó điều trị nhiễm trùng và theo nguyên nhân riêng biệt.

Điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài được các bác sĩ chia thành hai giai đoạn.

  • Điều trị, xử lí ban đầu

Các bác sĩ đánh giá và bù nước theo phác đồ B,C. Thực hiện bù dịch bằng ORS (Tuy nhiên có một số trường hợp bệnh nhân không hấp thu được Glucose thì cần bù dịch bằng tĩnh mạch cho đến khi đáp ứng ORS). Tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn sẽ có các bước điều trị ban đầu phức tạp hơn.

  • Điều trị đặc hiệu

Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nhiễm trùng cho bệnh nhân tiêu chảy kéo dài. Soi phân bệnh nhân để xác định đúng nguyên nhân và dùng thuốc chuyên biệt điều trị. Đối với bệnh nhân tiêu chảy kéo dài do viêm đại tràng mạn tính, các thuốc hay dùng để điều trị gồm có

  • Sử dụng kháng sinh đường ruột (Biceptol, Flagyl, Flagentyl,... và thuốc điều hòa nhu động ruột (Visceralgin, Dobriat, Rekalat,...)
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất để điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài. Các chất cần bổ sung như folate, vitamin A, đồng, sắt, kẽm, magne.
  • Theo dõi bệnh nhân hàng ngày thông qua cân nặng, thân nhiệt, lượng ăn vào, số lần tiêu chảy... để từ đó xác định bệnh nhân đạt tiêu chuẩn xuất viện hay chưa.

4. Cách phòng bệnh tiêu chảy kéo dài

  • Chúng ta nên có chế độ ăn uống hàng ngày hợp lí, đảm bảo vệ sinh. “Ăn chín, uống sôi” trong mỗi bữa ăn và không ăn thức ăn ôi thiu. Kiểm tra thực phẩm để tránh tình trạng ăn nhầm thực phẩm nhiễm bệnh (cúm gia cầm, heo tai xanh...). Ngoài ra, nên lưu ý không ăn quá nhiều thức ăn lên men chua, ngâm ủ lâu ngày như dưa, cà...
  • Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ bú sữa mẹ và tiêm phòng đủ chương trình Tiêm chủng mở rộng cũng như đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ.
  • Địa phương có cư dân mắc bệnh tiêu chảy cấp có dấu hiệu lan rộng cần có biện pháp xử lí sớm, kịp thời.
Bị Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không? - ảnh 2
Cho trẻ bú sữa mẹ và tiêm phòng đủ chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ để phòng tiêu chảy

Những kiến thức về tiêu chảy kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy cấp trên đều rất hữu ích và thiết thực. Tuy vậy, để phòng và điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài hiệu quả nhất, hãy yêu cầu thêm sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa nhé! Đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân để có thêm kiến thức về bệnh tiêu chảy và tiêu chảy kéo dài.

Mọi thắc mắc về Tiêu chảy kéo dài, hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật trên bcare.vn

Hãy Đặt lịch khám bác sĩ Sản phụ khoa trên bcare TẠI ĐÂY

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung