1. Tính chất nguy hiểm của đột quỵ Não
Đột quỵ não xảy ra làm cho một phần não bị thiếu oxy, tế bào não bị chết chỉ sau vài phút. Sau khi đột quỵ xảy ra, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào Não bị chết. Người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt và biện pháp điều trị duy nhất đó chính là “Tái tưới máu cho não”.
Người bệnh bị đột quỵ não có thể lâm vào tình trạng liệt, hôn mê và thậm chí tử vong. Tại Việt Nam, đột quỵ không những là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mà còn gây tàn phế cho nhiều người, bất đắc dĩ trở thành gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội.
Có nhiều bệnh có nguy cơ cao gây nhồi máu não như xơ vữa huyết khối của mạch máu lớn (chiếm 50%), trong đó các mạch máu lớn ngoài sọ (chiếm 45%) và mạch máu lớn trong sọ (chiếm 5%); tắc các mạch máu nhỏ trong não (chiếm 25%); các bệnh tim như bệnh van tim, rung nhĩ...; bệnh động mạch không xơ vữa; bệnh lý về máu...
Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, thuốc lào; ăn nhiều thức ăn giàu cholesterol; tăng huyết áp; đái tháo đường; người có thói quen ít ăn rau, ăn nhiều chất béo bão hòa, ăn mặn, ăn quá ngọt; ô nhiễm không khí...
2. Những biến chứng của nhồi máu não nếu không được điều trị kịp thời
Người trải qua cơn tai biến mạch máu não có thể xảy ra các biến chứng gây hạn chế vận động như Liệt nửa người hoặc liệt chân, tay,... Trong những trường hợp này, người bệnh cần sự trợ giúp của gia đình trong mọi hoạt động sinh hoạt, ăn uống, và tắm giặt.
Người chăm sóc và bệnh nhân cần chú ý đến biến chứng viêm loét da, viêm phổi, viêm đường hô hấp, tiết niệu,... thường xảy ra khi nằm lâu một chỗ, và ít vận động.
Để người bệnh phục hồi tốt hơn, cần khuyến khích người bị tai biến thực hành các bài tập vận động tăng dần cấp độ từ nhẹ đến nặng, từ khả năng cầm nắm đồ vật đến đi lại.
Rối loạn ngôn ngữNgôn ngữ có thể bị rối loạn sau một cơn nhồi máu não. Cụ thể là người bệnh chỉ có thể nói rất ít từ, bị nói ngọng, thậm chí không nói được, nguyên nhân là do vùng não đảm nhận chức năng ngôn ngữ đã bị tổn thương do không được điều trị kịp thời.
Giúp người bệnh cải thiện sức khỏe bằng cách giúp họ giao tiếp nhiều hơn với cộng đồng, nói chuyện vui vẻ và động viên tinh thần.
Suy giảm nhận thứcNgười bị tai biến mạch máu não có thể bị mất trí nhớ, suy giảm khả năng nhận thức. Nhiều người rất lâu mới có thể phục hồi và khó có thể làm những công việc yêu cầu trí tuệ minh mẫn cũng như độ phức tạp nhiều như trước đây.
Cần cải thiện trí nhớ và tư duy của họ bằng việc đọc sách báo, đố vui, tham gia các hoạt động xã hội.
Mắt nhìn mờĐây là rối Loạn thị giác sau tai biến. Khi xảy ra tai biến, nhiều người có dấu hiệu mờ một bên hoặc cả hai bên mắt.
Rối loạn tiểu tiệnNgười bị tai biến có thể xảy ra tiểu tiện không tự chủ. Người nhà cần chăm sóc, đảm bảo khâu vệ sinh thật tốt là cách để phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu,... và giúp tinh thần người bị tai biến luôn thoải mái vì cơ thể sạch sẽ.
3. Làm gì khi người thân bị nhồi máu não?
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo: thì để bệnh nhân nằm yên và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ gần nhất.
- Nếu bệnh nhân hôn mê: Cần xem tính chất thở của bệnh nhân (thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngưng thở). Nếu ngưng thở thì cần Hô hấp nhân tạo nhằm kịp thời cung cấp oxy cho não và kéo dài thời gian cho người bệnh.
4. Phòng chống nhồi máu não
Để phòng chống nhồi máu não hiệu quả, cần thực hiện:
Phát hiện sớm và điều trị tích cực các bệnh là yếu tố nguy cơ gây ra nhồi máu não như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối Loạn nhịp tim và bệnh van tim.
Bệnh nhân cần ăn uống lành mạnh bằng việc ăn các thực phẩm giàu chất xơ, giảm ăn mặn, giảm các loại thức ăn có nhiều cholesterol; hạn chế uống rượu bia, phòng tránh thừa cân. Xây dựng lối sống tích cực: Tập thể dục đều đặn hàng ngày; bỏ hút thuốc lá thuốc lào; tránh căng thẳng về thể chất và tinh thần.