BCare.vn

BCare.vn

Xin chào, chúc bạn một ngày tốt lành.
  • Tìm kiếm
  • Hỏi Bác sĩ
  • Cơ sở y tế
  • Bác sĩ
  • Gói khám
  • Tin sức khoẻ
  • Tra cứu chuyên khoa
  • Tra cứu dịch vụ
  • Tra cứu bệnh
  • Tra cứu từ điển y khoa
  • Tra cứu phẫu thuật
  • Tra cứu xét nghiệm y khoa
  • Tra cứu chủ đề
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • HOT Đối tác
  • RSS
  • Hỏi Bác sĩ
  • Cơ sở y tế
  • Bác sĩ
  • Gói khám
  • Tin sức khỏe
  • Cơ sở y tế Xem tất cả

  • Bác sĩ Xem tất cả

  • Gói khám Xem tất cả

  • Chuyên khoa Xem tất cả

  • Dịch vụ Xem tất cả

  • Bệnh Xem tất cả

  • Thuốc Xem tất cả

  • Thảo dược Xem tất cả

  • Từ điển y khoa Xem tất cả

  • Phẫu thuật Xem tất cả

  • XN Y khoa Xem tất cả

  • Trang chủ
  • Thảo dược

Quế

  • Tác dụng
  • Liều dùng
  • Tác dụng phụ
  • Cảnh báo
  • Nguồn tham khảo

Quế là gì?

Tác giả: Quang Thuận

Ảnh của Quế

Tên gốc: Quế

Tên khoa học: Cinnamomum

Tên tiếng Anh: Cinnamon

Tên hoạt chất: Thuốc ho Bảo Thanh

Tác dụng

Tìm hiểu chung

Quế là gì?

Cây quế là loài thực vật thuộc chi Cinnamomum, vỏ cây, vỏ cành có vị cay, có mùi thơm nồng. Người ta khai thác vỏ của thân, cành cây quế để làm thuốc trong Đông y, làm gia vị, làm thảo mộc dưỡng da… Lá của cây quế có thể được dùng để chưng cất tinh dầu. Gỗ Quế được dùng làm đồ mỹ nghệ, đồ trang trí nội thất…

Trong kinh doanh và theo kinh nghiệm của dân gian, tên thương phẩm của vỏ quế được gọi theo vị trí vỏ trên cây. Đây cũng là một tiêu chí làm căn cứ đánh giá chất lượng quế. Vỏ ở gốc gọi là quế hạ căn, vỏ ở thân chính là quế thượng châu (loại quế tốt nhất), vỏ ở cành to là quế thương biểu và cành nhỏ là quế chi.

Ở Việt Nam, quế Trà My (Quảng Nam) được xem là loại quế có chất lượng tốt nhất. Quế Trà My có hàm lượng chất aldehyde cinnamic cao. Đây là một chất có đặc tính kháng khuẩn, kích thích nơron thần kinh, cải thiện sự trao đổi chất…

Trên thị trường thế giới, quế của Sri Lanka được đánh giá là loại quế tốt nhất, được xem là quế quan hay quế thực sự.

Tác dụng của quế là gì?

Quế được sử dụng để chống nấm, giảm đau và sát trùng, điều trị tiêu chảy, cảm lạnh, đau bụng, tăng huyết áp, mất cảm giác ngon miệng và viêm phế quản. Loại thảo mộc này cũng được dùng để điều trị xuất huyết nội.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng quế có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu về tác dụng hạ cholesterol và trị nhiễm trùng nấm ở người nhiễm HIV không cho kết quả tích cực.

Cũng có các nghiên cứu cho rằng quế có thể giúp giảm viêm, chống oxy hóa và chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên, các kết quả này chưa được ứng dụng cho việc chữa bệnh ở người.

Cơ chế hoạt động của quế là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cơ chế hoạt động của quế đối với sức khỏe con người. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Có một số nghiên cứu cho thấy quế có thể chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Vỏ quế có khả năng giảm lượng đường cho người bệnh đái tháo đường khi dùng cùng với thuốc streptozocin.

Dạng bào chế của quế là gì?

Vị thuốc thảo Dược này có thể có những dạng bào chế như: vỏ cây khô, tinh dầu lá quế, chiết xuất chất lỏng, bột quế, rượu quế, trà quế.

Liều dùng

Liều dùng

Liều dùng loại thảo dược này sẽ khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác của người sử dụng. Quế có thể không an toàn với bạn hoặc một vài người. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người trưởng thành có thể dùng 1 – 1,5g bột quế/ngày mà không gặp tác dụng phụ hoặc dị ứng. Bạn có thể dùng loại thảo dược này kết hợp với mật ong để tận dụng tối đa các lợi ích sức khỏe của chúng.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng quế?

Việc dùng loại thảo dược này có thể khiến bạn gặp một số tác dụng phụ như:

  • Đỏ mặt

  • Tăng nhịp tim

  • Viêm miệng, viêm lưỡi, viêm nướu

  • Tăng động, chán ăn, gây kích thích

  • Viêm da dị ứng

  • Khó thở

  • Mẫn cảm.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Cảnh báo

Thận trọng

Trước khi dùng quế, bạn nên biết những gì?

Lưu trữ quế ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ cao và độ ẩm. Đới với tinh dầu quế, bạn nên pha loãng trước khi sử dụng.

Những quy định cho loại thảo mộc này ít nghiêm ngặt hơn so với những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng quế nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của quế như thế nào?

  • Không dùng quế cho trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

  • Không dùng lượng lớn bột quế. Bột quế bay vào mũi sẽ gây ngạt thở, viêm và bỏng đường hô hấp. Có trường hợp phải nhập viện nhiều ngày sau khi hít phải bột quế.

  • Việc dùng bột quế với lượng lớn có thể gây ngộ độc gan, loét miệng, lượng đường trong máu quá thấp, gây ra các vấn đề về hô hấp…

Quế có thể tương tác với những gì?

Loại thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng quế.

Quế có thể tương tác với các thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, thuốc làm loãng máu, thuốc chữa bệnh tim và một số loại thuốc khác làm gia tăng tác dụng hoặc tác dụng phụ của chúng.

Do đó, nếu bạn dùng quá nhiều loại thảo mộc này khi đang uống loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan, chẳng hạn như paracetamol, acetaminophen và statin có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, việc dùng quá nhiều quế có thể khiến lượng đường trong máu xuống quá thấp.

Nguồn tham khảo

Quế, http://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/lifestyle-guide-11/supplement-guide-cinnamonQuế,

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bcare.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Chuyên khoa

Tai - Mũi - Họng
33 bác sĩ
Sản phụ khoa
30 bác sĩ
Nhi
22 bác sĩ
Mắt
21 bác sĩ
Tim Mạch
20 bác sĩ
Ung bướu
19 bác sĩ
Da liễu
18 bác sĩ
Tâm thần
17 bác sĩ
Nội tổng hợp
16 bác sĩ
Tiêu hóa - Gan mật
13 bác sĩ
Răng - Hàm - Mặt
13 bác sĩ
Phẫu thuật thẩm mỹ
12 bác sĩ
Cơ Xương Khớp
12 bác sĩ
Thần kinh
10 bác sĩ
Chấn thương chỉnh hình
9 bác sĩ
Chấn thương chỉnh hình - Cột sống
8 bác sĩ
Thận - Tiết niệu
7 bác sĩ
Nam khoa
7 bác sĩ
Nội tiết
6 bác sĩ
Nội tiết & Đái tháo đường
6 bác sĩ
Chẩn đoán hình ảnh
6 bác sĩ
Thẩm mỹ
5 bác sĩ
Nội Tiêu hoá - Gan mật
5 bác sĩ
Ngoại Tiêu hoá - Gan mật
5 bác sĩ
Y học cổ truyền
4 bác sĩ
Dị ứng - Miễn dịch
4 bác sĩ
Ngoại tổng hợp
4 bác sĩ
Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng
4 bác sĩ
Nội soi tiêu hóa
4 bác sĩ
Ngoại Tiết niệu
3 bác sĩ
Nhi Thần kinh
3 bác sĩ
Nội Tim mạch
3 bác sĩ
Tâm lý
3 bác sĩ
Phẫu Thuật Tiết Niệu
3 bác sĩ
Sản khoa
2 bác sĩ
2 bác sĩ
Lao và bệnh phổi
2 bác sĩ
Dinh dưỡng
2 bác sĩ
Nhi Tim mạch
2 bác sĩ
Nhi Hô hấp
2 bác sĩ
Gây mê hồi sức
2 bác sĩ
Nhi Tiêu hóa - Gan mật
2 bác sĩ
siêu âm
2 bác sĩ
Vật lý trị liệu
2 bác sĩ
Nhãn khoa
1 bác sĩ
Nội Thần kinh
1 bác sĩ
Lọc máu
1 bác sĩ
Hồi sức - Cấp cứu
1 bác sĩ
Nha khoa Thẩm mỹ
1 bác sĩ
Nam học
1 bác sĩ
Xét nghiệm
1 bác sĩ
Nội Nhi
1 bác sĩ
Nhi Nội tiết - Chuyển hoá di truyền
1 bác sĩ
Phẫu Thuật Thần Kinh
1 bác sĩ
Mắt Trẻ Em
1 bác sĩ
Nội Hô hấp
1 bác sĩ
Hô hấp
1 bác sĩ
Ngoại Thần kinh
1 bác sĩ
Nội Thận - Tiết niệu
1 bác sĩ
Nội Cơ Xương Khớp
1 bác sĩ
Phẫu thuật hàm mặt
1 bác sĩ
Laser và săn sóc da
1 bác sĩ
Đáy mắt, Màng bồ đào
1 bác sĩ
Sản nhiễm trùng
1 bác sĩ
Tạo hình thẩm mỹ
1 bác sĩ
Hiếm muộn - Vô sinh
1 bác sĩ
Ngoại Thận - Tiết niệu
1 bác sĩ
Nhi Dinh dưỡng
1 bác sĩ
Y học thể thao
1 bác sĩ
  • Đặt lịch
    Đặt lịch: 086.555.4486
  • 37 hỏi đáp
    về 20.756 chủ đề
  • 403 bác sĩ
    thuộc 169 chuyên khoa
  • 186 cơ sở y tế
  • 2.329 loại bệnh
  • 2.971 thuốc

Về Chúng Tôi

Bcare là nền tảng công nghệ giúp người dùng HỎI ĐÁP, TÌM BÁC SĨ, PHÒNG KHÁM, BỆNH VIỆN CHÍNH XÁC, GÓI KHÁM và ĐẶT LỊCH KHÁM DỄ DÀNG.

Thông tin trên Bcare được cập nhật liên tục thông qua chủ quản của dịch vụ, tổng đài và đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp tại Bcare.

Các bài viết sức khoẻ, thông tin tra cứu: bệnh, thuốc, từ điển y khoa, phẫu thuật, xét nghiệm y khoa, thảo dược chỉ mang tính chất tham khảo, không nhằm thay thế cho tư vấn chuyên môn, chẩn đoán hoặc điều trị. Hãy hỏi bác sĩ để có thông tin chính xác cho tình trạng cá nhân của bạn.

  • Danh mục

    • Danh sách cơ sở y tế
    • Danh sách bác sĩ
    • Danh sách gói khám
    • Tin sức khỏe
  • Hỏi đáp

    • Hỏi bác sĩ

    Tra cứu

    • Tra cứu chuyên khoa
    • Tra cứu dịch vụ
    • Tra cứu bệnh
    • Tra cứu thuốc
    • Tra cứu từ điển y khoa
    • Tra cứu phẫu thuật
    • Tra cứu xét nghiệm y khoa
    • Tra cứu thảo dược
    • Tra cứu chủ đề
  • Tài khoản

    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • Khôi phục mật khẩu
  • BCare

    • Về chúng tôi
    • Liên hệ
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Quy chế hoạt động
    • Cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại
    Đăng ký với Bộ Công Thương

Website này được sở hữu và quản lý bởi: Công ty Cổ phần Fivetech.

Người đại diện: Hán Văn Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0108731774 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 09/05/2019.

Địa Chỉ: Số 6, ngách 3/149 phố Cự Lộc, Phường Thượng Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

VP Công Ty: Tầng 5, số 146 Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: info@bcare.vn. Điện thoại: 086 555 4486

PushAlert