Có thể dùng kháng sinh điều trị mụn trứng cá không? và thời gian bao lâu?

Kháng sinh có thể được chỉ định trong điều trị mụn trứng cá, đặc biệt trong trường hợp mụn nặng, gây viêm và hình thành mủ. Tuân thủ sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp điều trị mụn trứng cá tận gốc.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Có thể dùng kháng sinh điều trị Mụn trứng cá không?

Vi khuẩn Propionibacterium acnes là một trong những tác nhân chính gây mụn trứng cá. Loại vi khuẩn này có trong nang lông của mọi loại da với số lượng không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên khi vi khuẩn phát triển với số lượng lớn, chúng có thể bị kẹt lại trong các lỗ chân lông dưới lớp bã nhờn. Lúc này, vi khuẩn sẽ tiết ra các chất làm da xung quanh trở nên nhạy cảm với hệ miễn dịch. Cơ chế miễn dịch sẽ làm da trở nên đỏ, sưng viêm, hình thành mủ,...

Kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị mụn trứng cá tận gốc bằng cách làm giảm tối đa lượng vi khuẩn trên bề mặt da và trong các nang lông, từ đó giúp chống viêm, giảm sưng tấy. Kháng sinh điều trị mụn trứng cá gồm dạng bôi tại chỗ và dạng uống. Một số loại kháng sinh được dùng phổ biến để điều trị Mụn trứng cá gồm:

  • Các kháng sinh điều trị mụn trứng cá dạng bôi ngoài da chứa Clindamycin hoặc Erythromycin.
  • Các kháng sinh điều trị mụn trứng cá dạng uống thường được sử dụng là Clindamycin, Erythromycin, Trimethoprim, Cotrimoxazol. Các thuốc kháng sinh nhóm Tetracyclin như doxycyclin, minocyclin, limecycline cũng là thuốc trị mụn trứng cá hiệu quả, tuy nhiên các thuốc này không chỉ định cho trẻ em dưới 10 tuổi vì có thể gây ố vàng răng.
Có thể dùng kháng sinh điều trị mụn trứng cá không? và thời gian bao lâu? - ảnh 1
Một số loại thuốc kháng sinh có thể được lựa chọn trong điều trị mụn trứng cá

2. Thời gian điều trị mụn trứng cá bằng kháng sinh kéo dài bao lâu?

Kháng sinh điều trị mụn trứng cá sẽ được bác sĩ kê đơn trong thời gian ngắn nhất có thể. Tuy nhiên, mụn trứng cá là bệnh về da mạn tính cần được điều trị trong thời gian dài nên một liệu trình dùng kháng sinh có thể kéo dài đến 3-4 tháng. Một số trường hợp bị mụn nặng có thể cần dùng kháng sinh lâu hơn.

Việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài để điều trị mụn gây lo ngại sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Theo các nghiên cứu, kháng sinh dạng bôi có khả năng gây kháng thuốc cao hơn kháng sinh đường uống. Kháng sinh dạng bôi khi dùng riêng lẻ không có hiệu quả trị mụn trứng cá cao hơn kem bôi chứa retinoids hoặc benzoyl peroxide. Kháng sinh đường uống không nên dùng với kháng sinh dạng bôi mà nên được dùng kết hợp với một thuốc bôi trị mụn không chứa kháng sinh. Sử dụng kháng sinh điều trị mụn là một vấn đề phức tạp nên việc sử dụng kháng sinh điều trị mụn nào, liều lượng bao nhiêu, kết hợp với những thuốc nào,... cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ trên cơ sở trực tiếp thăm khám. Người bệnh không nên tự ý mua kháng sinh để tự điều trị hoặc điều trị theo đơn thuốc của người khác vì có thể không đạt hiệu quả như mong muốn và nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ.

Có thể dùng kháng sinh điều trị mụn trứng cá không? và thời gian bao lâu? - ảnh 2
Sử dụng kháng sinh trong điều trị mụn cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ da liễu

3. Một số cách giúp giảm thời gian dùng kháng sinh điều trị mụn trứng cá?

Cần một thời gian khá lâu để kháng sinh tác động, làm giảm rõ rệt lượng mụn trên da mặt. Để liệu trình điều trị hiệu quả hơn và rút ngắn được thời gian điều trị mụn trứng cá bằng kháng sinh, bạn hãy thực hiện theo những hướng dẫn sau đây:

  • Sử dụng tất cả các thuốc được bác sĩ chỉ định: khi sử dụng riêng lẻ, kháng sinh rất dễ bị đề kháng. Để giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc, bác sĩ Da liễu sẽ kê các thuốc trị mụn khác để sử dụng kết hợp với kháng sinh. Các thuốc điều trị kết hợp thường được chỉ định là gel Benzoyl peroxide hoặc adapalene.
  • Chăm sóc da một cách nhẹ nhàng: hạn chế việc nặn mụn, chà xát mạnh tay vào mặt vì có thể gây kích ứng da và làm tình trạng mụn trở nên xấu đi. Bạn cũng không nên đưa tay lên mặt thường xuyên vì vi khuẩn từ tay sẽ xâm nhập vào da mặt. Một số thói quen tốt giúp hạn chế mụn như rửa mặt hai lần mỗi ngày hoặc thường xuyên hơn nếu thời tiết nóng bức, ra nhiều mồ hôi; sử dụng các loại mỹ phẩm không chứa cồn và các chất gây kích ứng da; sử dụng kem chống nắng cùng với đội mũ vành rộng, đeo kính râm khi ra ngoài trời,...
  • Tái khám với bác sĩ Da liễu theo lịch hẹn: Tái khám giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị và có sự điều chỉnh cho phù hợp.
  • Điều trị duy trì để ngăn ngừa mụn tái phát: khi liệu trình điều trị phát huy tác dụng, da bạn trở nên hết mụn, láng mịn, tuy nhiên bạn cần phải điều trị duy trì để ngăn ngừa phát sinh mụn mới. Tùy theo tình trạng cụ thể của da, bác sĩ da liễu sẽ tư vấn bạn sử dụng loại mỹ phẩm ngăn ngừa mụn phù hợp.

Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong liệu trình điều trị mụn. Nếu được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, bạn hãy sử dụng nghiêm túc theo đúng như hướng dẫn. Tuân thủ điều trị sẽ giúp loại trừ mụn trong thời gian ngắn nhất.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, aad.org, dermnetnz.org, theconversation.com

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

PGS.TS.BS Phạm Văn Hiển

  • 219 Đường Lê Duẩn, Nguyễn Du, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Mạnh Hùng

  • 245 Phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Duy Hưng

  • 207 Phố Huế, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 400.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CK I Nguyễn Hải An

  • 52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Nguyễn Bảo Hòa

  • 3 Đường Số 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Hồ Chí Minh
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 400.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*