Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Cổ tử cung ngắn nguy cơ sinh non, sảy thai, chị em cần lưu ý

09/11/2020
Cổ tử cung ngắn nguy cơ sinh non, sảy thai, chị em cần lưu ý

Trẻ sinh non phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong những yếu tố liên quan đến Sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn. Để ngăn ngừa nguy cơ sảy thai và sinh non, các mẹ bầu cần phải thường xuyên siêu âm đo chiều dài cổ tử cung, vì cổ tử cung ngắn có liên quan rất lớn đến tình trạng này.

1. Cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là cửa vào của tử cung, đồng thời là trung gian nối buồng trứng và âm đạo, có vai trò quan trọng trong suốt 40 tuần thai và quá trình sinh nở. Trong giai đoạn thai kỳ, cổ tử cung sẽ dài và dày lên theo sự thay đổi về trọng lượng của thai nhi.

Cơ chế của cổ tử cung rất “nghiêm ngặt”. Bình thường, bào thai nằm trong buồng tử cung và cổ tử cung sẽ khép chặt cũng như được khóa kín bởi nút nhầy nhằm bảo vệ cho buồng tử cung được kín và vô trùng, đảm bảo cho sự phát triển của thai Nhi trong bụng mẹ.

2. Cổ tử cung có vài trò gì trong thai nghén?

Cổ tử cung là cửa vào của tử cung, nằm phía trên âm đạo. Cổ tử cung dài và dày lên khi Mang thai tùy vào sự thay đổi về trọng lượng của thai nhi. Bình thường, thai sẽ nằm trong buồng tử cung, đến giai đoạn đủ tháng theo sinh lý chuyển dạ sẽ xuất hiện cơn gò tử cung kích thích làm cho cổ tử cung ngắn lại ( hiện tượng xóa) và mở to ra ( hiện tượng mở ) từ 1cm đến 10 cm để em bé có thể chui ra khỏi buồng tử cung và chào đời.

3. Chiều dài cổ tử cung bao nhiêu là ngắn?

Cổ tử cung của một thiếu nữ phát triển bình thường chỉ khoảng 30mm, với hình dáng tròn đều, săn chắc. Nhưng khi phụ nữ Mang thai thì cổ tử cung cũng sẽ bắt đầu thay đổi.

Cổ tử cung ngắn nguy cơ sinh non, sảy thai, chị em cần lưu ý - ảnh 1

Tùy vào sự thay đổi về trọng lượng của thai nhi mà cổ tử cung sẽ dài ra để giữ chắc thai nhi trong lòng tử cung. Vào những tuần thai cuối, cổ tử cung ngắn dần để thuận lợi cho việc sinh nở và sau khi sinh xong, cổ tử cung sẽ dần trở lại bình thường.

Cách tốt nhất để chẩn đoán cổ tử cung ngắn là siêu âm qua đầu dò âm đạo. Bác sĩ không thể chẩn đoán được cổ tử ngắn hay không ngắn không qua khám bụng hay khám phụ khoa thủ công. Vì thế siêu âm là phương pháp chẩn đoán cổ tử cung ngắn đáng tin cậy nhất.

Nếu chiều dài cổ tử cung khi mang thai đo được nằm trong khoảng từ 30mm – 50mm thì được xem là bình thường, nếu kết quả đo được dưới 25mm được gọi là cổ tử cung ngắn.

4. Nguyên nhân cổ tử cung ngắn?

Cổ tử cung ngắn thường do một số nguyên nhân gây ra như:

  • Do bẩm sinh: Bộ phận sinh sản kém phát triển, tử cung nhi hóa, tử cung có dị dạng...
  • Do phẫu thuật khoét chóp hoặc phẫu thuật cắt cổ tử cung.
  • Các trường hợp cần lưu ý kiểm tra chiều dài kênh cổ tử cung

Bác sĩ thường sẽ đo chiều dài cổ tử cung để tầm soát cổ tử cung ngắn trong lần siêu âm tầm soát dị tật thai nhi ở tam cá nguyệt thứ 2. Tuy nhiên, một số trường hợp thai phụ cần khảo sát sớm hơn nếu:

  • Đã từng Sinh non trước đây hoặc gia đình có người thân (bà, mẹ, chị/em gái) đã từng sinh non.
  • Mang thai nhiều lần.
  • Tiền sử Khoét chóp cổ tử cung hoặc có ngắn cổ tử cung.
  • Lớn tuổi.
  • Thiếu chăm sóc trước sinh, dinh dưỡng kém.
  • Sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá.

5. Cách chẩn đoán cổ tử cung ngắn

Cách tốt nhất để chẩn đoán cổ tử cung ngắn là siêu âm. Các bác sĩ không thể chẩn đoán thông qua khám bụng hoặc khám phụ khoa thủ công, chỉ có siêu âm là đáng tin cậy.

Kỹ thuật phổ biến hiện nay để đo chiều dài cổ tử cung trong thai kỳ là siêu âm qua đầu dò âm đạo, kỹ thuật này dễ quan sát hơn và có độ tin cậy cao hơn so với siêu âm qua thành bụng. Siêu âm qua đầu dò âm đạo cũng dễ chịu và an toàn, không gia tăng nguy cơ nhiễm trùng dù người đó có hiện tượng vỡ ối non.

Thai phụ sẽ được đánh giá chiều dài cổ tử cung dựa vào siêu âm qua ngã âm đạo. Nếu kích thước đo được từ 30mm- 50mm là bình thường, nếu kết quả dưới 25mm được gọi là cổ tử cung ngắn. Cổ tử cung ngắn có thể không đủ lực để giữ thai, đặc biệt là trong những trường hợp song thai, để dẫn đến chuyển dạ sớm và sinh non. Nguy cơ này sẽ gia tăng khi cổ tử cung càng ngắn.

Cổ tử cung ngắn nguy cơ sinh non, sảy thai, chị em cần lưu ý - ảnh 2
Kỹ thuật phổ biến hiện nay để đo chiều dài cổ tử cung trong thai kỳ là siêu âm qua đầu dò âm đạo

6. Sinh non là gì?

Sinh non là tình trạng chuyển dạ sinh trong giai đoạn thai từ 22-37 tuần. Trẻ sinh non có nguy cơ tử vong và mắc bệnh và di chứng Thần kinh cao hơn trẻ đủ tháng.

Hiện nay việc phát hiện sớm và điều trị dọa sinh non là vấn đề quan trọng đối với sản khoa, nhi khoa sơ sinh và toàn xã hội.

7. Mối quan hệ giữa cổ tử cung ngắn và sinh non

Đây là thắc mắc thường gặp, nhất là ở các phụ nữ được chẩn đoán cổ tử cung ngắn. Phụ nữ có hiện tượng này vẫn mang thai được nhưng có nhiều khả năng sinh non hơn so với những phụ nữ có cổ tử cung vẫn dài và dày trong suốt thai kỳ.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Phụ nữ có chiều dài cổ tử cung nhỏ hơn 25mm ở khoảng tuần thứ 24 sẽ có nguy cơ sinh non trước 35 tuần tuổi gấp 6 lần so với phụ nữ có chiều dài cổ tử cung hơn 40mm. Chỉ có 2% phụ nữ trong thời gian thai kỳ có chiều dài cổ tử cung nhỏ hơn 15mm, nhưng lại có đến 60% trong số họ sẽ sinh non trước 28 tuần tuổi và 90% sinh non trước 32 tuần tuổi”.

8. Các trường hợp nào cần lưu ý kiểm tra chiều dài cổ tử cung?

Đo chiều dài cổ tử cung để tầm soát cổ tử cung ngắn sẽ được thực hiện thường quy trong lần siêu âm tầm soát dị tật thai nhi quý 2. Tuy nhiên một số trường hợp thai phụ cần khảo sát sớm nếu:

  • Đã từng sinh non trước đây hoặc gia đình có người thân (bà, mẹ hoặc chị em gái) đã từng sinh non.
  • Mang thai nhiều lần.
  • Tiền sử Khoét chóp cổ tử cung hoặc có ngắn cổ tử cung.
  • Lớn tuổi.
  • Thiếu chăm sóc trước sinh, dinh dưỡng kém.
  • Sử dụng rượu bia, hút thuốc lá.

Khi được phát hiện sớm, có nhiều phương pháp có thể giúp ngăn ngừa sinh non ở những phụ nữ có cổ tử cung ngắn.

9. Khi bị cổ tử cung ngắn nên kiêng gì?

Khi được chẩn đoán cổ tử cung ngắn, thai phụ cần:

  • Không làm việc nặng, tránh gắng sức.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • Hạn chế đi lại và vận động nhiều, tránh những động tác thay đổi tư thế đột ngột

10. Các phương pháp điều trị cổ tử cung ngắn

Vì cổ tử cung ngắn có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm của mẹ, các bác sĩ thường sẽ điều trị bằng các biện pháp sau:

10.1. Thuốc có chứa Progesterone

Tác dụng của thuốc là hạn chế các cơn co tử cung xuất hiện, dẫn đến giảm áp lực cho cổ tử cung, hay nói cách khác là làm chậm quá trình chuyển dạ. Progesterone đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ sinh non ở những phụ nữ có cổ tử cung ngắn.

Thuốc progesterone có nhiều dạng: dạng tiêm, dạng uống hoặc viên đặt âm đạo, đặt hậu môn. Bạn sẽ được bác sĩ kê đơn và sử dụng hàng ngày tại nhà.

10.2. Khâu vòng eo tử cung

Đây là thủ thuật sử dụng chỉ khâu để giúp thu hẹp lại cổ tử cung khi mang thai ở những phụ nữ có cổ tử cung ngắn. Tuy nhiên, khâu vòng cổ tử cung không phải phù hợp với tất cả mọi người. Bạn cần phải được bác sĩ khám và cân nhắc điều trị một cách toàn diện.

Nếu bác sĩ cho rằng khâu vòng eo tử cung là phù hợp với bạn, bạn có thể sẽ được thực hiện thủ thuật này tại bệnh viện.

Sau khi thủ thuật kết thúc, bạn nên đi khám lại theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và quay lại bệnh viện khi có những biểu hiện bất thường.

Khi thai đủ tháng, khoảng tuần 37 - 38, thủ thuật cắt chỉ khâu vòng eo tử cung sẽ được thực hiện để sản phụ có thể chuyển dạ đẻ đường âm đạo như sinh lý bình thường.

11. Khi chẩn đoán cổ tử cung ngắn, hãy khoan lo lắng!

Y học ngày càng tiến bộ hơn trong việc chẩn đoán và điều trị hiện tượng này trước khi bắt đầu chuyển dạ, giúp ngăn ngừa sinh non. Điều quan trọng là bạn phải được chăm sóc trước sinh sớm và thường xuyên kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị dự phòng sớm.

Để cuộc sinh diễn ra tốt đẹp, trong 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:

  • Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
  • Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện Chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
  • Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
  • Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
  • Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
  • Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp

Đặt lịch khám bác sĩ sản phụ khoa Hà Nội tại bcare.vn