Mục lục:

Vi khuẩn giang mai sống được bao lâu?

Giang mai là một trong những bệnh lý lây qua đường tình dục rất phổ biến, đây là căn bệnh nhiễm khuẩn có khả năng ảnh hưởng đến da, niêm mạc và bộ phận sinh dục của người bệnh, trường hợp nguy hiểm có thể gây bệnh ở não và tim, gây ra biến chứng nguy hiểm.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Bệnh Giang mai là gì?

Mặc dù là bệnh lây qua đường Tình dục khá phổ biến nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh Giang mai có thể điều trị và không gây ra tổn thương hay hậu quả gì trên cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị thì người bệnh sẽ đối mặt với những hậu quả khôn lường.

Khi bị nhiễm vi khuẩn giang mai, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh giang mai, những triệu chứng này trải qua 4 giai đoạn gồm: Giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3. Đặc biệt, có trường hợp giang mai bẩm sinh xảy ra khi đứa trẻ bị lây truyền từ mẹ bị mắc bệnh giang mai trong thời gian mang thai. Giang mai bẩm sinh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, đe dọa tính mạng. Chính vì thế, phụ nữ Mang thai mắc bệnh giang mai cần thông báo cho bác sĩ để có hướng điều trị đúng, kịp thời, đề phòng lây bệnh giang mai từ mẹ sang con.

Bệnh giang mai lây qua đường tình dục

2. Đặc điểm vi khuẩn giang mai

Về hình thể, vi khuẩn giang mai có dạng xoắn lò xo, gram âm, kỵ khí, thông thường mỗi vi khuẩn sẽ có từ 8 - 11 vòng xoắn lượng đều và sát vào nhau, chúng có thể di động được với đặc điểm rất mềm mại, kích thước của vi khuẩn gây bệnh giang mai là 5-15 x 0,1 - 0,3 mm. Hình thể của vi khuẩn giang mai có thể được thấy rõ trên kính hiển vi nền đen. Vi khuẩn giang mai rất khó bắt màu, thường nhuộm Giemsa hoặc nhuộm tím metyl, nhuộm Fontana-Tribondeau.

3. Vi khuẩn giang mai sống được bao lâu?

Vi khuẩn giang mai không có vỏ và không sinh bào tử, chúng sản sinh bằng cách chia đôi theo chiều ngang với tốc độ khoảng 30 giờ/1 lần. Vi khuẩn giang mai khi trưởng thành thì rất dài, chúng sẽ gập lại thành hình chữ V và đứt đôi.

Vi khuẩn gây bệnh giang mai là loại có sức đề kháng rất yếu nên chúng dễ bị chết khi ra khỏi cơ thể mà chúng ký sinh vào, thuốc sát trùng, xà phòng, nhiệt độ cao và hanh sẽ làm xoắn khuẩn giang mai dễ bị chết. Tuy nhiên, vi khuẩn này có khả năng chịu lạnh tốt, sống được nhiều năm nên có khả năng gây bệnh mạnh mẽ.

Vi khuẩn giang mai sống được bao lâu? - ảnh 2
Hình ảnh vi khuẩn giang mai

4. Chẩn đoán bệnh giang mai như thế nào?

Tất cả con người ngay từ khi ra đời sẽ không có sẵn miễn dịch đối với bệnh giang mai, trường hợp mắc phải căn bệnh này và được điều trị kịp thời thì sau khi khỏi bệnh sẽ có miễn dịch đồng chủng nhưng cũng không bền, không có miễn dịch dị chủng đối với bệnh giang mai.

Những xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai trực tiếp thường được tiến hành ở thời kỳ đầu của bệnh, bác sĩ có thể đề nghị lấy dịch ở vết loét hoặc Dịch hạch các khu vực lân cận trên cơ thể người bệnh để làm tiêu bản giọt ép. Xem dưới kính hiển vi nền đen, quan sát hình thể và sự di động của xoắn khuẩn.

Để chẩn đoán Huyết thanh đối với bệnh giang mai thì thường sẽ tiến hành từ ngày thứ 10 trở đi và người bệnh sẽ được lấy máu để tách Huyết thanh làm phản ứng.

Sau khi đã chẩn đoán tình trạng bệnh thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bệnh giang mai bằng kháng sinh phù hợp. Mỗi giai đoạn của bệnh giang mai sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ thường xuyên Xét nghiệm máu khi điều trị để đảm bảo bệnh nhân đã khỏi bệnh hoàn toàn hay chưa.

Vi khuẩn giang mai sống được bao lâu? - ảnh 3
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai

5. Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn giang mai

Giang mai là căn bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt là qua đường quan hệ Tình dục không an toàn. Do vậy, mỗi người cần chủ động tìm hiểu các kiến thức liên quan đến căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa giang mai chủ động, hiệu quả và an toàn, cần lưu ý:

  • Trong mọi hoàn cảnh, cần quan hệ tình dục an toàn để phòng ngừa bệnh giang mai nói riêng và đối với các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nói chung.
  • Khi đã mắc bệnh, không được tự ý ngừng uống thuốc điều trị giang mai hoặc tự ý thay đổi liều dùng dù khi bác sĩ chưa cho phép.
  • Báo cho bác sĩ ngay nếu bản thân đang mai thai mà nghi ngờ bị giang mai, lây nhiễm bệnh giang mai từ mẹ sang cho thai nhi là rất nguy hiểm.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên để tránh lây truyền bệnh giang mai
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng.
  • Báo cho bạn tình biết về việc điều trị giang mai để họ đi kiểm tra.
  • Tránh quan hệ ít nhất 2 tuần sau khi chữa trị hoặc cho đến khi bác sĩ cho phép.
  • Thực hiện kiểm tra sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng của bệnh giang mai.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung