Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Dầu hạt đen điều trị mụn trứng cá?

06/10/2021
Dầu hạt đen điều trị mụn trứng cá?

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị mụn trứng cá hiệu quả, nhưng mụn trứng cá thường kéo dài dai dẳng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, mụn trứng cá có thể gây đau và tạo thành sẹo ở da. Do vậy, càng điều trị sớm, thì việc phục hồi lại da càng cao.

Hầu hết mọi người đều đã từng có mụn trứng cá, tình trạng da này phổ biến nhất ở lứa tuổi thay đổi Nội tiết tố (tuổi dậy thì) ở nam và nữ. Mụn trứng cá là tình trạng da xảy ra khi các nang chân lông của bạn bị dính dầu và tế bào da chết hoặc vi khuẩn. Nó thường gây ra mụn đầu trắng, Mụn đầu đen hoặc mụn nhọt, và thường xuất hiện trên mặt, trán, ngực, lưng trên và vai.

Mụn trứng cá ở tuổi thiếu niên điển hình được đặc trưng bởi ba loại tổn thương:

  • Mụn đầu đen;
  • Sẩn viêm;
  • Mụn mủ hoặc mụn nhọt.

Người ta có thể làm rất nhiều việc để điều trị mụn trứng cá bằng cách sử dụng các sản phẩm có sẵn tại nhà hoặc quầy mỹ phẩm không cần toa. Gần đây, các nghiên cứu cho thấy dầu hạt đen có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và mỹ phẩm, như hỗ trợ giảm cân, cải thiện tình trạng da và thậm chí điều trị ung thư và tiểu đường.

Dầu hạt đen điều trị mụn trứng cá? - ảnh 1
Mụn trứng cá là tình trạng da phổ biến ở mọi lứa tuổi khi nội tiết bị thay đổi

2. Dầu hạt đen điều trị mụn trứng cá

2.1. Dầu hạt đen là gì?

Hạt đen có nguồn gốc từ cây Carum (họ hoa tán), cây thìa là Ai-cập, kalonji và hạt hành đen. Chúng đến từ Nigella sativa, một loại cây nhỏ có hoa màu tím nhạt, xanh hoặc trắng mọc ở Đông Âu, Tây Á và Trung Đông.

Người ta đã sử dụng những hạt đen nhỏ của quả N. sativa như một phương thuốc tự nhiên trong hàng ngàn năm. Các hạt đen có hương vị cà ri, dưa chua và thìa là hoặc oregano.

Dầu hạt đen chứa thymoquinone, đây là một hợp chất chống oxy hóa và chống viêm cũng có thể có đặc tính làm giảm khối u. Mọi người có thể ăn dầu hạt đen dưới dạng viên nang hoặc bôi tại chỗ để có lợi cho da. Cũng có thể thêm dầu vào dầu massage, dầu gội, các sản phẩm chăm sóc da tự chế và nước hoa.

Dầu hạt đen chất lượng cao cũng thích hợp để sử dụng trong nấu ăn, làm bánh và đồ uống.

2.2. Lợi ích dầu hạt đen với mụn trứng cá

Dầu hạt đen có một số ứng dụng và lợi ích cho các vấn đề liên quan đến tình trạng da. Dầu hạt đen được tìm thấy trong nhiều cửa hàng thực phẩm sức khỏe và hiệu thuốc. Trong nhiều thế kỷ, nó đã được sử dụng để điều trị phát ban, bệnh vẩy nến và viêm da. Các nghiên cứu cho thấy rằng dầu hạt đen có thể hoạt động tốt như benzoyl cho mụn trứng cá.

Dầu hạt đen điều trị mụn trứng cá? - ảnh 2
Dầu hạt đen được sử dụng như một loại thuốc để điều trị các bệnh về da

Nghiên cứu cho thấy tác dụng kháng khuẩn và chống viêm của dầu hạt đen có thể cải thiện mụn trứng cá. Trong một nghiên cứu, 58% những người tham gia đánh giá phản ứng của họ đối với điều trị này là tốt, trong khi 35% cảm thấy kết quả của họ là vừa phải. Theo Tạp chí Da liễu & Phẫu thuật Da liễu, thoa kem dưỡng da với 10% dầu hạt đen làm giảm đáng kể tỷ lệ mụn sau hai tháng. Những người tham gia nghiên cứu báo cáo sự hài lòng 67%.

3. Kết luận

Mặc dù dầu hạt đen cung cấp một số lợi ích sức khỏe nhất định, tuy nhiên việc bổ sung dầu hạt đen không thay thế thuốc. Những người đang điều trị bằng thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các chất bổ sung như dầu hạt đen.

Bác sĩ có thể tư vấn về các tương tác có thể xảy ra với thuốc và cũng thảo luận về lợi ích và những tác dụng phụ của việc bổ sung chất khác ngoài thuốc.

Cần cẩn trọng đối với việc sử dụng dầu hạt đen cho phụ nữ Mang thai hoặc cho con bú nên nói chuyện với bác sĩ chuyên về Da liễu để xem liệu dầu hạt đen có phù hợp với họ trước khi sử dụng không.

Ở một số người có Dị ứng với dầu hạt đen, do đó, điều quan trọng là phải thử bôi dầu hạt đen trên một miếng da nhỏ trước để kiểm tra phản ứng của da trước khi sử dụng. Hiện chưa rõ hàm lượng an toàn khi sử dụng dầu hạt đen, nhưng liều thông thường mà mọi người thử là từ 200 miligam đến 2.000 miligam mỗi ngày. Ngoài ra, không bôi vùng da gần mắt, lỗ mũi và một số vùng da dễ bị kích ứng khác.

Nguồn tham khảo: webmd.com; mayoclinic.org; healthline.com; medicinenet.com