1. Ung thư vú là gì?
Bầu ngực là món quà tuyệt vời mà thượng đế ban tặng cho nữ giới. Về cấu trúc, thì vú của người nữ có những tuyến tạo sữa, ống dẫn sữa, mô mỡ và núm vú. Khi có sự tăng sinh bất thường quá mức của bất kì cấu trúc nào kể trên thì đều dẫn đến ung thư vú. Ung thư vú chính là loại ung thư thường gặp đứng thứ hai trên toàn thế giới.
2. Những ai dễ bị ung thư vú?
Những yếu tố khiến cho một số phụ nữ dễ phát sinh ung thư vú hơn, đó là:
- Lớn tuổi
- Trong gia đình từng có người thân bị ung thư vú, ung thư buồng trứng
- Có kinh sớm hoặc mãn kinh muộn
- Béo phì
- Sinh con trễ, không cho con bú hoặc hiếm muộn
- Lạm dụng bia, rượu
- Hút thuốc lá
- Đột biến gen BRCA1, BRCA2. Nữ diễn viên Angelina Jolie được phát hiện có đột biến gen này. Cô đã quyết định cắt tuyến vú để phòng ngừa.
- Môi trường sống có nhiều chất độc hại, ô nhiễm, phóng xạ.
3. Các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú
3.1. Sưng hoặc có khối u ở nách
Khối u ác tính thường có đặc điểm là cứng, không đau khi chạm vào. Có khối u ở gần vú hoặc nách là dấu hiệu phổ biến nhất ở những người bị ung thư vú. Khối u ác tính thường có đặc điểm là cứng, không đau khi chạm vào. Để phát hiện sớm các cục u ở vú, chị em nên sờ nắn, kiểm tra vú hàng tháng, sau khi sạch kinh bởi đó là thời điểm vú mềm nhất. Ngoài dấu hiệu khối u, chị em cần chú ý nếu vùng da ở vú dày hơn, bất thường so với bên vú còn lại, vì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.
3.2. Những thay đổi về hình dạng vú, kích thước
Nhiều phụ nữ không sờ thấy khối u như thông thường mà họ thấy ngực to hơn, trễ thấp hơn, có hình dạng khác thường so với bên vú còn lại. Đây cũng là triệu chứng của ung thư vú, thường gặp ở những người có mô vú dày đặc. Có tới 50% phụ nữ có mô vú dày đặc, và điều này khiến cho việc phát hiện ung thư vú gặp khó khăn hơn.
3.3. Sự thay đổi ở núm vú
Một trong những vị trí phổ biến nhất mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú, gây ra những thay đổi và cảm nhận ở núm vú. Ở những người mắc bệnh, núm vú thường dẹt hơn, tụt vào trong, tiết dịch hoặc máu. Da xung quanh núm vú có thể có vảy, viêm…
3.4. Ngứa ở ngực
Triệu chứng này chủ yếu liên quan tới ung thư vú viêm, và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú viêm thường bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay sần sùi như vỏ cam.
3.5. Đau ở vai, lưng trên hoặc cổ
Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với Chấn thương dây chằng, viêm xương khớp.
3.6. Vú bị đỏ và sưng
Nhiều người trải qua các triệu chứng như ngực nóng, hay ửng đỏ (thậm chí có màu tím), sưng đau… thường chỉ nghĩ đơn giản là nhiễm trùng, chẳng hạn nhu viêm vú. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của ung thư vú viêm.
3.7. Đau ở ngực hoặc vú
Đau ở bệnh nhân ung thư vú, được mô Tả là cơn đau buốt, đến và đi nhanh chóng, giống như một luồng điện nhẹ đi từ ngực trái đến ngực phải. Trên đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư vú. Bên cạnh việc thăm khám khi có triệu chứng, các bác sĩ cũng khuyến cáo chị em phụ nữ, đặc biệt là những chị em trên 40 tuổi cần chủ động tầm soát ung thư vú khi chưa có triệu chứng, để phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Khi đó, cơ hội chữa khỏi bệnh đạt trên 90%.
Tóm lại, khi phát hiện các u cục, sưng đau, biến đổi màu sắc da, chảy dịch... bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được khám và tư vấn cụ thể hơn. Phụ nữ trên 35 tuổi, người có những dấu hiệu bất thường ở tuyến vú, phụ nữ chưa từng sinh con,... cần phải đi khám vú và chụp và siêu âm vú định kỳ 6 tháng/lần.
Nếu có các dấu hiệu ung thư vú kể trên, bạn nên đi đến các phòng khám hoặc bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra các xét nghiệm. Như mọi bệnh lý khác thì bước đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi kĩ các dấu hiệu ung thư vú mà bạn nhận thấy và sau đó sẽ tiến hành khám vú. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ cảm nhận được cục u và cục hạch nằm ở khoảng vị trí nào.
Sau khi thăm khám, một số xét nghiệm có thể được bác sĩ tiến hành, đó là:
- Chụp X-quang vú, hay còn gọi là chụp nhũ ảnh. Đây còn là một xét nghiệm giúp tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú.
- Siêu âm vú. Bác sĩ sẽ dùng một thiết bị rà trên vùng da vú. Qua đó, thấy được các hình ảnh bên dưới da, giúp phát hiện u vú.
- Chụp MRI. Đây là một xét nghiệm khá đắt tiền, tuy nhiên lại rất chính xác. MRI giúp xác định chính xác vị trí và kích thước của khối u vú.
- Lấy mẫu tế bào hoặc mô của vú để xét nghiệm lành hay ác tính. Đây là cách chính xác nhất để chắc chắn rằng bạn có ung thư vú hay không. Không những giúp xác định khối u có ác tính hay không mà qua xét nghiệm này có thể biết được cấp độ ung thư ở mức nào. Tế bào càng khác xa so với tế bào bình thường thì cấp độ ung thư càng cao. Có nhiều cách để lấy mẫu mô. Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy vào tình trạng bệnh lý của bạn mà bác sĩ sẽ đề nghị một phương pháp thích hợp.
Qua những xét nghiệm trên, bác sĩ có thể giải đáp cho bạn về các vấn đề: Bạn thật sự có khối u hay không? U này là lành tính hay ác tính? Nếu ác tính thì khối u đã lan rộng tới đâu rồi? Giai đoạn ung thư hiện tại là giai đoạn nào?
5. Phương pháp điều trị ung thư vú
Nhìn chung có những phương pháp điều trị sau: phẫu thuật cắt bỏ ung thư vú, xạ trị và hóa trị.
- Phẫu thuật ung thư vú: Bác sĩ có thể tiến hành cắt một phần mô vú hoặc toàn bộ tuyến vú tùy vào mức độ lan rộng của ung thư vú. Nếu phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú thì bác sĩ có thể tiến hành tạo hình lại vú bằng cách lấy cơ ở một vùng khác để sửa chữa khiếm khuyết.
- Xạ trị: Dùng các chùm tia có năng lượng cao để bắn vào mô vú, tiêu diệt tế bào ung thư vú.
- Hóa trị: Dùng các loại thuốc có tác dụng diệt tế bào ung thư để truyền vào cơ thể. Tuy nhiên các thuốc này cũng sẽ ảnh hưởng đến các tế bào khác trong cơ thể vì vậy gây ra các tác dụng phụ khó chịu như buồn nôn, rụng tóc…
Hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu một liệu pháp mới có tên là “nhắm trúng đích” nhằm đưa thuốc đến tận các gen để khóa lại các tín hiệu gây ra ung thư. Đây hứa hẹn sẽ là một phương pháp điều trị tốt cho tương lai.