Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Dị dạng nang phổi bẩm sinh: Những điều cần biết

02/06/2021
Dị dạng nang phổi bẩm sinh: Những điều cần biết

Dị dạng nang phổi bẩm sinh là dị tật hiếm gặp của đường hô hấp dưới. Bệnh có thể để lại nhiều biến chứng khiến trẻ bị suy hô hấp, viêm phổi, thở khò khè,.. Do đó các bậc cha mẹ cần chú ý khi trẻ có các dấu hiệu bất thường cần đưa nhanh trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

1. Dị dạng nang phổi bẩm sinh

Dị tật đường hô hấp phổi bẩm sinh (CPAM), trước đây gọi là dị tật nang tuyến bẩm sinh (CCAM), đây là một dị thường phát triển hiếm gặp của đường hô hấp dưới. Bệnh nhân có thể bị suy Hô hấp trong thời kỳ sơ sinh hoặc có thể không có triệu chứng cho đến sau này trong cuộc sống.

Bệnh có thể được phát hiện bằng cách siêu âm thai định kỳ. Theo đó, phẫu thuật cắt bỏ là điều trị dứt điểm. Triệu chứng lâm sàng sẽ tùy thuộc kích thước nang tuyến.

  • Biến dạng lồng ngực do kích thước nang lớn.
  • Khò khè, thở co kéo, rút lõm ngực, tím tái,... là biểu hiện sớm trong giai đoạn sơ sinh: nang có kích thước trung bình.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại: phát hiện trễ, nhũ Nhi và trẻ lớn: nang thường rất nhỏ.

Do đó, khi phát hiện trẻ có các triệu chứng ho, khò khè kéo dài, viêm phổi thường xuyên tái phát cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên môn cao để bác sĩ kiểm tra và chỉ định điều trị kịp thời, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Dị dạng nang phổi bẩm sinh: Những điều cần biết - ảnh 1
Một số trường hợp, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời

2. Chẩn đoán dị dạng nang phổi bẩm sinh

Dị dạng nang phổi bẩm sinh có thể được phát hiện sớm trong thời kỳ bào thai nhờ kỹ thuật siêu âm thai hoặc chụp MRI, phát hiện được trước tuần thứ 20. Theo đó, các phương pháp Chẩn đoán hình ảnh sẽ cho bác sĩ thấy rõ được những dị tật này:

  • Siêu âm doppler, MRI. Siêu âm tiền sản: sang thương dạng đặc hoặc nang lớn +/- phù thai do đẩy lệch trung thất và chèn ép tĩnh mạch chủ dưới.
  • X-quang ngực: hình ảnh khối chiếm chỗ dạng đồng nhất hoặc nang +/- mức khí dịch.
  • CT scan có cản quang độ nhạy gần như 100%, hình ảnh khối chiếm chỗ dạng đồng nhất hoặc nang +/- mức khí dịch.

Các Xét nghiệm tầm soát dị tật kèm theo có thể được sử dụng là siêu âm bụng, siêu âm xuyên thóp. Bệnh có thể gây ra biến chứng như áp-xe phổi (khi bội nhiễm), tràn khí màng phổi (khi nang khí vỡ), suy hô hấp, viêm phổi, thậm chí nặng nề hơn nữa là tử vong. Vì thế các bậc cha mẹ cần chú ý để sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế thăm khám và điều trị.