Điều trị bệnh tay chân miệng độ 4 theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây lan. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về bệnh tay chân miệng độ 4 - giai đoạn nặng nhất của bệnh cũng như cách xử trí theo hướng dẫn của Bộ y tế đưa ra.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là bệnh Truyền nhiễm cấp tính, lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ và lây lan rất nhanh, dễ bùng phát thành dịch.

Bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng thường có những biểu hiện như sốt, đau họng, niêm mạc bị tổn thương, xuất hiện các nốt phỏng nước trên da thường là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Bệnh tay chân miệng được phân loại thành 4 cấp độ, bao gồm: độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4 tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi thấy các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng. Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần lưu ý các biểu hiện khi bệnh đã trở nặng.

Điều trị bệnh tay chân miệng độ 4 theo hướng dẫn của Bộ Y tế - ảnh 1
Bệnh tay chân miệng dễ dàng lây lan ở trẻ nhỏ

2. Cách xử trí bệnh tay chân miệng độ 4

Bệnh tay chân miệng độ 4 thường có những dấu hiệu sau:

  • Người bệnh bị sốc
  • Bị phù phổi cấp, tím tái, SpO2< 92%
  • Người bệnh ngừng thở, thở nấc.

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng, chưa có vắc - xin dự phòng. Vì thế, cần theo dõi sát những dấu hiệu của bệnh nhân tay chân miệng.

Khi thấy người bệnh có những biểu hiện trên, chứng tỏ bệnh đã chuyển rất nặng. Người bệnh cần phải được điều trị khẩn cấp, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Sau đây là cách xử trí đối với những bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng độ 4:

  • Sử dụng an thần Phenobarbital 5-10 MG/KG, pha trong Glucose 55 TTM trong khoảng thời gian từ 30-60 phút.
  • Chống phù Não ở người bệnh, nên: Đặt người nằm cao tầm 30 độ, để cổ thẳng; Có thể sử dụng bình oxy, nếu không hiệu quả nên dùng nội khí quản và cho người bệnh thở máy; Nếu phù phổi hoặc có dấu hiệu phù phổi, thở máy với áp lực dương cuối kỳ thở ra trên 6cm nước
  • Cần lưu ý điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, toan kiềm và đường huyết
  • Sử dụng Milrinone khi xuất hiện dấu hiệu tăng huyết áp hoặc phù phổi
  • Chống sốc: cho người bệnh thở oxy
  • Truyền dịch Natri clorua 0,9% hoặc Ringer lactat 5ml/kg 15 phút, theo dõi theo hướng dẫn CVP khoảng 10-15 phút/ lần, dựa vào đáp ứng lâm sàng để điều chỉnh tốc độ dịch. Ngừng dịch ngay nếu xuất hiện dấu hiệu phù phổi cấp
  • Cần theo dõi sát tĩnh mạch trung ương
  • Sử dụng Dobutamin với liều bắt đầu 5μg/kg/phút, sau đó tăng dần lên 2- 3μg/kg/phút mỗi 15 phút khi đạt hiệu quả. Sử dụng liều tối đa từ 10 μG - 20μG/ kg/phút .
  • Suy hô hấp:
  • Xử trí để thông đường thở
  • Nếu người bệnh khó thở hoặc hôn mê, cho người bệnh thở oxy với SPO2> 92%
  • Nếu thở oxy không đạt hiệu quả, hoặc bệnh nhân bị ngưng thở, đặt nội khí quản sớm tránh tình trạng phù não
  • Cần lưu ý điều chỉnh thông số PACO2 từ 90-100 mmHg và tăng thông khí giữ PACO2 từ 30-35 mmHg khi bệnh nhân thở máy.
  • Điều trị phù phổi cấp:
  • Ngưng truyền dịch ngay nếu xuất hiện dấu hiệu phù phổi cấp
  • Cho người bệnh dùng Dobutamin liều 5-20 μg/kg/phút.
  • Khi người bệnh quá tải dịch, sử dụng Furosemide để tiêm tĩnh mạch với liều lượng từ 1-2 mg/kg/lần tiêm.
  • Nên cho người bệnh lọc máu liên tục hoặc ECMO
  • Khi HA trung bình trên 50mmHG, sử dụng Immunoglobulin
  • Chỉ dùng kháng sinh khi xuất hiện bội nhiễm hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn nặng khác
  • Trong 6 giờ đầu, cứ 30 phút theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu của người bệnh
Điều trị bệnh tay chân miệng độ 4 theo hướng dẫn của Bộ Y tế - ảnh 2
Cần theo dõi bệnh nhân liên tục để có biện pháp xử lí kịp thời

3. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Hiện chưa có thuốc đặc trị, vì thế cách tốt nhất là nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng, bao gồm:

  • Ăn chín, uống sôi, đảm bảo nguồn thực phẩm sạch sẽ
  • Sử dụng các vật dụng ăn uống sạch sẽ, vệ sinh
  • Sử dụng nguồn nước sinh hoạt an toàn, đảm bảo
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay thật kỹ bằng xà phòng
  • Thường xuyên vệ sinh các vật dụng trong nhà, đồ chơi
  • Tuyệt đối không mớm, nhai thức ăn cho trẻ
  • Trẻ bị bệnh cần cách ly trong khoảng từ 10-14 ngày mắc bệnh

Bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh và dễ bùng phát thành dịch lớn, nếu điều trị không kịp thời bệnh sẽ rất dễ trở nặng, gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, khi thấy bất cứ biểu hiện nào của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế, nhất là đối với trẻ nhỏ.

 
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung