1. Định nghĩa
- Viêm dạ dày: Là những tổn thương viêm vi thể của niêm mạc dạ dày, thể hiện sự đáp ứng của dạ dày đối với các yếu tố tấn công.
- Loét dạ dày và tá tràng: Là tình trạng bệnh lý mất tổ chức niêm mạc một cách có giới hạn ở phần ống tiêu hóa có bài tiết acid và pepsin.
- Viêm và loét dạ dày tá tràng: Hiện nay với sự hiểu biết về cơ chế bệnh sinh và chẩn đoán cho thấy 2 khái niệm này có sự liên quan chặt chẽ với nhau, đặc biệt liên quan tới nhiễm H. pylori.
Vi khuẩn H. pylori
2. Cơ chế bệnh sinh2.1 Yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày
Lớp chất nhày (Mucin):
- Thành phần chính là Glucoprotein, các men tiêu hủy Protein có khả năng gây thoái hóa các phân tử chất nhày -> giảm khả năng che phủ và ngăn chặn các ion H+ tấn công -> tổn thương niêm mạc.
- Bicarbonate:
- Tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Việc chế tiết Bicarbonat của tế bào chế nhày chịu ảnh hưởng của một số chất trung gian hóa học, hormon, hóa chất
Các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Lượng máu đến nuôi dưỡng dạ dày: Khi có rối loạn tưới máu ở niêm mạc dạ dày -> viêm loét.
- Sự tái sinh niêm mạc dạ dày.
- Phospholipid: Có mặt ở lớp nhày và bề mặt ngoài của tế bào biểu mô.
- Yếu tố tăng trưởng biểu mô niêm mạc dạ dày.
- Prostadglandin ức chế trực tiếp lên tế bào thành làm giảm bài tiết HCl.
Lớp nhày bề niêm mạc dạ dày
2.2 Yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày
- Pepsinogen
- HCl
- Acid mật
- Helicobacter pylori
- Thuốc kháng viêm steroid, non-steroid
- Các yếu tố nhiễm trùng: CMV, Herpes, nấm
- Các yếu tố không phải nhiễm khuẩn: stress, u gastrin
- Viêm Loét dạ dày do H.Pylori
Cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày tá tràng
3. Phòng bệnh
Đây là bệnh lây qua ăn uống, sinh hoạt. Nếu trong gia đình có người lớn bị bệnh thì nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị, để tránh lây cho các em bé.