1. Viêm kết mạc là gì?
Viêm kết mạc là Tình trạng viêm có đi kèm hoặc không sưng màng lót mặt trong mắt. Triệu chứng bao gồm sưng và đỏ mắt. Nguyên nhân chủ yếu của Viêm kết mạc là nhiễm virus, còn được gọi là đau mắt đỏ. Đau Mắt đỏ có tỷ lệ lây lan cao và thường gây thành dịch ở trường học.
Viêm kết mạc do vi rút thường tự khỏi mà không cần điều trị gì. Viêm kết mạc do vi khuẩn ít phổ biến hơn và thường được điều trị với kháng sinh nhỏ mắt. Ngoài ra viêm kết mạc ở trẻ nhỏ có thể do Dị ứng hoặc kích thích từ các tác nhân bên ngoài khác (có thể là dầu gội).
2. Có nghiên cứu nào về sữa mẹ và nhiễm trùng mắt không?
Một vài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này nhưng tất cả đều tập trung vào nhiễm trùng mắt và tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh chứ chưa có các nghiên cứu trực tiếp về nhỏ sữa mẹ vào mắt trong điều trị viêm kết mạc ở trẻ.
Lưu ý rằng sữa non đã được sử dụng trong các nghiên cứu dưới đây. Sữa non là sữa đầu tiên được sản xuất trong vài ngày sau khi sinh. Sữa non có chứa nhiều kháng thể hơn.
Nghiên cứu 1: được thực hiện ở Ấn Độ. 51 trẻ sơ sinh được nhỏ sữa non vào mắt trong 3 ngày so sánh với nhóm chứng 72 trẻ sơ sinh khác không được điều trị bất cứ phương pháp nào. Có 35% trẻ trong nhóm chứng và 6% trẻ trong nhóm nhỏ sữa non vào mắt bị nhiễm trùng mắt trong thí nghiệm. Nhìn qua thì có vẻ như sữa non vượt trội hơn về khả năng ngăn chặn nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nghiên cứu này có rất nhiều vấn đề trong thiết kế nghiên cứu.
Trong 4 năm trước khi thực hiện nghiên cứu, bệnh viên chỉ có khoảng 5% mắc viêm kết mạc mắt. Vậy tại sao trong nhóm chứng tỷ lệ nhiễm trùng mắt lại lên tới 35%. Điều đó hoàn toàn không minh bạch. Nhóm trẻ được nhỏ sữa non vào mắt được sắp xếp ở cánh phía Nam của bệnh viện và đa số được sinh mổ. Nhóm chứng thì được xếp ở cánh phía Bắc và đa số được sinh thường qua đường âm đạo. Mặt khác nghiên cứu không chỉ ra được sự an toàn khi nhỏ sữa non vào mắt trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu 2: là nghiên cứu in vitro trong ống nghiệm về nhiễm trùng mắt ở 22 trẻ sơ sinh Nigeria. Mắt của trẻ nhiễm trùng được lau bằng gạc và vi khuẩn trên gạc được thêm vào các loại kháng sinh khác nhau hoặc sữa non hoặc sữa mẹ trưởng thành. Vi khuẩn chủ yếu tìm thấy trong nghiên cứu là tụ cầu và trực khuẩn ruột. Sơ đồ dưới đây cho thấy mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với 3 kháng sinh chủ yếu, sữa non và sữa mẹ trưởng thành.
Ví dụ: tụ cầu bị ức chế 100% bởi Gentamicin, 50% bởi sữa non và không bị ức chế bởi sữa mẹ bình thường. Nghiên cứu cho chúng ta thấy điều gì? Hiệu quả của sữa mẹ trong điều trị nhiễm trùng mắt phụ thuộc vào loại vi khuẩn và sữa non thì có tác dụng hơn. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ tập trung vào 2 loại vi khuẩn mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng mắt và nghiên cứu cũng không tập trung vào nhiễm trùng do virus. Hơn nữa đây là nghiên cứu in vitro, tức là nghiên cứu trong phòng thí nghiệm bởi vì vi khuẩn sẽ phát triển hoàn toàn khác khi trên tiêu bản so với trên mắt của trẻ.
Nghiên cứu 3: 1 nghiên cứu hồi cứu nhỏ thực hiện ở Tây Ban Nha, so sánh nhỏ sữa mẹ và nhỏ kháng sinh trong tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy tắc tuyến lệ được giải quyết nhanh hơn ở nhóm nhỏ sữa mẹ so với nhóm nhỏ kháng sinh.
3. Liệu sữa mẹ có khả năng điều trị nhiễm trùng mắt ở trẻ nhỏ?
Không có đủ bằng chứng chứng minh sữa mẹ có tác dụng trong điều trị nhiễm trùng mắt ở trẻ nhỏ. Các nghiên cứu trên cho thấy sử dụng sữa mẹ có vẻ an toàn và hiệu quả trong nhiễm trùng mắt do vi khuẩn và tắc tuyến lệ. Và nhỏ sữa non vào mắt có tác dụng vượt trội hơn so với sữa mẹ trưởng thành. Tuy nhiên trẻ em trong các nghiên cứu trên là trẻ sơ sinh, không có nghiên cứu trên trẻ lớn hơn và nghiên cứu in vitro có sự khác biệt rất lớn so với với nghiên cứu in vivo thực hiện trên người.
Ngoài ra, đa số viêm kết mạc ở trẻ là viêm kết mạc do virus, bệnh thường tự khỏi trong 1 tuần mà không cần điều trị gì. Không có các nghiên cứu nhỏ sữa vào mắt trẻ ngoài tuổi sơ sinh, không có nghiên cứu trên viêm kết mạc virus.
Nếu con bạn bị nhiễm trùng mắt, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ Nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa mắt ngay lập tức. Với viêm kết mạc sơ sinh có thể dẫn đến tổn thương mắt nặng nề, bao gồm cả mù lòa.
Bài viết tham khảo nguồn: scienceofmom.com