Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Gây mê nội khí quản cắt u dây thần kinh số 5, số 8

01/06/2021
Gây mê nội khí quản cắt u dây thần kinh số 5, số 8

Mục đích phẫu thuật u dây thần kinh 5, số 8 bằng phương pháp gây mê nội khí quản là để lấy triệt để khối u, bảo tồn chức năng các dây thần kinh sọ có liên quan.

1. Tìm hiểu về u dây thần kinh số 5, số 8

1.1. U dây Thần kinh số 5

Đau dây thần kinh số 5 là một triệu chứng đặc thù, đau dây thần kinh số 5 là do nguyên nhân và cơ chế sinh lý bệnh khác nhau. Đa số các bệnh nhân đau dây Thần kinh số 5 khi khám lâm sàng là hoàn toàn bình thường hoặc chẩn đoán nhầm do bệnh Sâu răng hoặc những bệnh lý khác có liên quan đến răng.

Ngoài vùng răng miệng, đau dây 5 có thể do các khối u nằm ở vùng góc cầu – tiểu Não và các vùng lân cận của góc cầu - tiểu Não như: U màng não, U nang thượng bì, u ác tính di căn, túi phình động mạch, u tuyến yên... Các dấu hiệu nhận biết u dây thần kinh số 5 gồm:

  • Các cơn đau do u dây thần kinh số 5 gây ra thường khởi phát một cách đột ngột, đau rát bỏng, cơn đau kéo dài từ vài giây tới vài phút, xuất hiện nhiều lần trong ngày, mức độ đau sẽ tăng theo thời gian.
  • Đau khi nhai, nói hoặc khi kích thích vào một điểm trên vùng mặt.
Gây mê nội khí quản cắt u dây thần kinh số 5, số 8 - ảnh 1
Đau dây thần kinh số 5 có thể do các khối u ở vùng góc cầu - tiểu Não gây ra

1.2. U dây thần kinh số 8

U dây thần kinh số 8 hay còn gọi là u bao dây thần kinh tiền đình, u bắt nguồn từ lỗ ống tai trong và thường lành tính, nằm ở góc cầu tiểu não. U tiến triển chậm, nhưng có thể phát triển nhanh hơn trên những u có dạng nang hoặc xuất huyết trong u. Do phát triển chậm nên những triệu chứng ban đầu của u dây thần kinh số 8 thường dễ bị bỏ sót.

Các khối u dây lớn sẽ gây chèn ép thân não hoặc tiểu não, lan rộng lên hố sọ giữa hoặc xuống thấp đến lỗ chẩm gây đau dây thần kinh số 8 với biểu hiện các triệu chứng như:

  • Ù tai hoặc nghe như có tiếng “ve kêu” trong đầu.
  • Chóng mặt, mất thăng bằng, đi lảo đảo, không vững do hội chứng tiền đình
  • Tăng áp lực nội sọ khi u to. Người bệnh sẽ đau đầu, nôn, phù gai thị.
  • Giảm thính lực, lâu dần gây điếc tai
  • Đau tê mặt do chèn ép dây V, liệt nửa mặt ngoại vi do chèn ép dây VII, nói khó và nuốt khó do chèn ép dây IX...
  • Trường hợp u lan rộng có thể khiến người bệnh nằm liệt giường, hôn mê hoặc nặng hơn là tử vong.

2. Gây mê nội khí quản cắt u dây thần kinh số 5, số 8

Bước 1: Cho người bệnh nằm ngửa, thở oxy trước khởi mê ít nhất 5 phút. Sau đó, lắp máy theo dõi và thiết lập đường truyền.

Bước 2: Điều trị u dây thần kinh số 5, số 8 bằng phương pháp gây mê nội khí quản.

  • Đặt nội khí quản đường miệng: soi đèn vào thanh quản bên phải miệng, đẩy đèn sâu, đè sụn giáp nhẫn tìm nắp thanh môn và lỗ thanh môn, rồi tiến hành khởi mê và làm thủ thuật Sellick. Luồn ống nội khí quản qua lỗ thanh môn, rút đèn soi thanh quản nhẹ nhàng và bơm bóng nội khí quản rồi cố định ống bằng băng dính.
Gây mê nội khí quản cắt u dây thần kinh số 5, số 8 - ảnh 2
Quy trình gây mê nội khí quản cắt u dây thần kinh số 5, số 8 qua đường miệng
  • Đặt nội khí quản đường mũi: Chọn bên mũi thông và nhỏ thuốc co mạch cuốn mũi. Ống nội khí quản phải nhỏ hơn đường miệng. Luồn ống nội khí quản qua lỗ mũi rồi soi thanh quản vào bên phải miệng, đồng thời đè sụn giáp nhẫn tìm nắp thanh môn và lỗ thanh môn. để luồn ống nội khí quản và cố định ống bằng băng dính.

Bước 3: Kiểm soát Hô hấp và tiến hành điều trị u dây thần kinh số 5, số 8

3. Theo dõi và xử trí tai biến sau gây mê nội khí quản cắt u dây thần kinh số 5, số 8

3.1. Theo dõi

  • Theo dõi độ sâu của gây mê dựa vào nhịp tim, huyết áp, vã mồ hôi.
  • Theo dõi nhịp tim, huyết áp, SpO2, EtCO2, thân nhiệt.
  • Nếu người bệnh tỉnh, làm theo lệnh; tự thở đều, nâng đầu trên 5 giây; mạch, huyết áp ổn định và không có biến chứng của gây mê, phẫu thuật thì rút mask thanh quản.

3.2. Xử trí tai biến

  • Trào dịch dạ dày vào đường thở thì hút sạch dịch: cho người bệnh nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang bên, đồng thời đặt ống nội khí quản và hút sạch dịch.
  • Rối loạn huyết động: Hạ hoặc tăng huyết áp, rối Loạn nhịp tim rồi xử trí theo triệu chứng và nguyên nhân
  • Co thắt thanh - khí - phế quản: Cung cấp oxy, đảm bảo thông khí