Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Thoát vị nền sọ là gì? Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị nền sọ

08/04/2024
Thoát vị nền sọ là gì? Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị nền sọ

Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị nền sọ thường được chỉ định cho những trường hợp bị thoát vị màng não bẩm sinh hoặc do chấn thương, thoát vị màng não sau phẫu thuật. Vì đây là phẫu thuật phức tạp, nên phương pháp gây mê thường được sử dụng trong quá trình này là gây mê toàn thân có đặt ống nội khí quản.

1. Thoát vị nền sọ là gì?

Nền sọ của cơ thể chúng ta được cấu tạo gồm 3 phần:

  • Tầng trước: được hình thành bởi xương trán và ở giữa có mảng sành, thuộc hai bên hốc mắt.
  • Tầng giữa: ở giữa có hố yên và phía trước có rãnh thị, ngoài ra hai bên sẽ có xoang hang, hố thái dương.
  • Tầng sau: bao gồm rãnh nền ở giữa, có lỗ chẩm, mào chẩm và ụ chẩm trong, hai bên là hố tiểu não.

Thoát vị nền sọ là tình trạng bệnh nhân bị thoát vị một phần nhu mô não, màng não vào bên trong mũi hoặc là những phần xoang của vùng nền của sọ trước.

Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ áp dụng phẫu thuật Nội soi bằng đường mũi nhằm điều trị những thương tổn, cho kết quả mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu đáng kể tỷ lệ xảy ra biến chứng nguy hiểm, đồng thời thời gian nằm viện khi sử dụng phương pháp này cũng ngắn hơn so với những phương pháp áp dụng điều trị truyền thống khác.

2. Gây mê trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị nền sọ là gì?

Phẫu thuật nội soi để điều trị thoát vị nền sọ là phẫu thuật thực hiện nội soi mở rộng lỗ chẩm, do đó có nguy cơ cao gây ảnh hưởng đến Hô hấp và tuần hoàn. Ngoài ra, phẫu thuật này cũng có thể gây ra những tác động trực tiếp lên hành tủy, vốn là nơi có những trung tâm tuần hoàn và hô hấp.

Gây mê trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị nền sọ giúp giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm, giảm đau và hỗ trợ ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Trong đó, phương pháp gây mê trong phẫu thuật điều trị thoát vị nền sọ phổ biến nhất là gây mê toàn thân có đặt ống nội khí quản. Và bác sĩ Gây mê hồi sức phải là người phải có tay nghề cao, để đảm bảo ca phẫu thuật diễn ra an toàn, có thể dự phòng, phát hiện, đồng thời xử trí kịp thời những tai biến liên quan đến phẫu thuật.

Gây mê trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị nền sọ được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân bị thoát vị nền sọ qua lỗ chẩm và có chỉ định thực hiện phẫu thuật.

Tuy nhiên, chống chỉ định tương đối gây mê trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân không đồng ý.
  • Cơ sở y tế không cung cấp đủ các phương tiện gây mê và hồi sức theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
  • Bác sĩ Gây mê hồi sức không thành thạo kinh nghiệm.
Thoát vị nền sọ là gì? Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị nền sọ - ảnh 1
Phương Pháp gây mê trong phẫu thuật điều trị thoát vị nền sọ phổ biến nhất là gây mê toàn thân có đặt ống nội khí quản

3. Quy trình gây mê phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị nền sọ

  • Kiểm tra hồ sơ và tình trạng sức khỏe bệnh nhân
  • Thực hiện các thao tác kỹ thuật
  • Tư thế người bệnh: nằm ngửa và có thở oxy 100%, trước khi khởi mê ít nhất 5 phút.
  • Lắp máy theo dõi, thiết lập đường truyền.
  • Thực hiện tiền mê nếu cầu thiết:
  • Thuốc ngủ: gồm có thuốc mê bốc hơi và thuốc mê tĩnh mạch.
  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc giãn cơ (nếu cần).
  • Điều kiện có thể đặt ống nội khí quản là bệnh nhân đã ngủ sâu và có đủ độ giãn cơ.
  • Hai kỹ thuật phổ biến nhất để đặt ống nội khí quản chính là thông qua đường mũi và đường miệng của người bệnh.
  • Dưới đây là kỹ thuật đặt ống nội khí quản cho người bệnh bằng đường miệng:
  • Mở miệng người bệnh sau đó đưa đèn vào soi thanh quản ở bên phải miệng, gạt lưỡi bệnh nhân sang bên trái để đẩy đèn vào sâu, kết hợp với tay phải thực hiện đè sụn giáp nhẫn nhằm tìm nắp thanh môn, lỗ thanh môn.
  • Thực hiện khởi mê nhanh, làm thủ thuật Sellick với trường hợp dạ dày đầy.
  • Nhẹ nhàng luồn ống nội khí quản qua lỗ thanh môn và chỉ dừng lại khi thấy bóng của ống nội khí quản đã đi qua dây thanh âm khoảng 2-3cm.
  • Nhẹ nhàng rút đèn soi thanh quản và bơm bóng nội khí quản.
  • Sau đó kiểm tra lại vị trí chính xác của ống nội khí quản nhờ nghe phổi và kết quả của EtCO2.
  • Cố định lại ống bằng băng dính.
  • Thực hiện đặt canul vào miệng để tránh trường hợp bệnh nhân cắn ống.
  • Tiêu chuẩn có thể rút ống nội khí quản là:
  • Người bệnh đã tỉnh táo.
  • Có thể nâng đầu trên 5 giây.
  • Bệnh nhân tự thở đều với tần số nằm trong giới hạn ổn định.
  • Mạch và huyết áp ổn định.
  • Không xuất hiện những biến chứng do gây mê và phẫu thuật.
Thoát vị nền sọ là gì? Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị nền sọ - ảnh 2
Thuốc ngủ được sử dụng gồm có thuốc mê bốc hơi và thuốc mê tĩnh mạch

4. Tai biến và xử trí

Trào ngược dịch dạ dày vào trong đường thở:

  • Xuất hiện dịch tiêu hóa bên trong đường thở và khoang miệng.
  • Tiến hành hút sạch dịch và cho bệnh nhân nằm đầu thấp, đồng thời nghiêng đầu qua một bên.
  • Đặt nhanh ống nội khí quản, sau đó hút sạch dịch đang tích tụ bên trong đường thở.
  • Theo dõi diễn biến và đề phòng nhiễm trùng sau khi mổ.

Rối loạn huyết động:

  • Tăng hoặc hạ huyết áp, bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim.
  • Tùy từng trường hợp có phương pháp xử trí thích hợp.

Tai biến do đặt ống nội khí quản:

  • Không đặt được ống nội khí quản: có thể xử trí dựa theo quy trình đặt ống nội khí quản bị gặp khó khăn hoặc thực hiện phương pháp vô cảm khác.
  • Chấn thương khi đặt ống: bệnh nhân bị chảy máu, tổn thương dây thanh âm, gãy răng, rơi dị vật vào trong đường thở,... sẽ được xử trí theo từng loại thương tổn.

Gây mê trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị nền sọ chỉ nên thực hiện tại những cơ sở có đầy đủ các trang thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn, cùng với đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm, có khả năng ứng biến tốt. Do đó, để đảm bảo an toàn, hãy đến những trung tâm y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.