Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật rò niệu đạo - âm đạo bẩm sinh

27/05/2021
Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật rò niệu đạo - âm đạo bẩm sinh

Rò niệu đạo âm đạo bẩm sinh là một dị tật rất hiếm gặp và là một trong các bất thường của xoang niệu dục. Những trường hợp này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật rò niệu đạo.

1. Khi nào có chỉ định phẫu thuật rò niệu đạo?

Rò niệu đạo âm đạo bẩm sinh là một dị tật rất hiếm gặp, biểu hiện của bệnh dò niệu đạo bẩm sinh là người bệnh đái tia nước tiểu bị yếu và nước tiểu rò một phần vào âm đạo.

Bệnh nhân sẽ cần được phẫu thuật rò niệu đạo sau khi bệnh nhân khám kết luận bị dò niệu đạo bẩm sinh hoặc bị dò niệu đạo do các nguyên nhân gây mắc. Tuy nhiên, với trường hợp bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn đường niệu dục sẽ không được phẫu thuật, mà cần điều trị khỏi mới có thể phẫu thuật.

2. Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật rò niệu đạo - âm đạo bẩm sinh là gì?

Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật rò niệu đạo - âm đạo bẩm sinh là kỹ thuật Gây tê vùng được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện và khoang ngoài màng cứng nhằm ức chế tạm thời dẫn truyền Thần kinh theo phân đoạn qua các rễ Thần kinh nhằm đáp ứng yêu cầu vô cảm để phẫu thuật và giảm đau.

3. Quy trình thực hiện phẫu thuật rò niệu đạo bẩm sinh

3.1 Người thực hiện

  • Để thực hiện phẫu thuật rò niệu đạo bẩm sinh cần một phẫu thuật viên chính và 2 bác sỹ khác phụ mổ, bác sĩ gây mê, ngoài ra còn cần điều dưỡng viên để hỗ trợ.
  • Dự kiến thời gian phẫu thuật rò niệu đạo bẩm sinh: 120 phút.
  • Bệnh nhân sẽ được thực hiện phương pháp vô cảm gây mê toàn thân hoặc gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật rò niệu đạo - âm đạo bẩm sinh. Nếu gây tê thất bại mới phải chuyển phương pháp vô cảm.

3.2 Người bệnh

  • Người bệnh trước khi làm phẫu thuật đã được gặp bác sĩ và được nghe, giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh..
  • Bệnh nhân đã được khám tổng quát sức khỏe để đảm bảo an toàn. Được điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... nếu đang mắc bệnh trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
  • Phải nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
  • Dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật rò niệu đạo - âm đạo bẩm sinh - ảnh 1
Người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh dự phòng trước khi mổ

3.3 Tiến hành gây tê, phẫu thuật

Dự phòng hạ huyết áp: Đặt đường truyền tĩnh mạch có hiệu quả và bù dịch từ 5-10 ml/kg (đối với người lớn).

Tư thế bệnh nhân khi Gây tê tủy sống – ngoài màng cứng: Thường có 2 tư thế:

  • Tư thế ngồi: Người bệnh ngồi cong lưng, đầu cúi, cằm tì vào ngực, chân duỗi trên mặt bàn mổ hoặc bàn chân đặt trên ghế.
  • Tư thế nằm: Người bệnh nằm nghiêng cong lưng, hai đầu gối áp sát vào bụng cằm tì vào ngực.

3.4 Phương tiện, dụng cụ gây tê và thuốc tê

  • Bơm kim tiêm các cỡ, găng tay, gạc vô trùng, pince, cồn sát trùng, khăn lỗ vô
  • trùng...
  • Bộ gây tê ngoài màng cứng và kim tủy sống; bộ gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng.
  • Thuốc tê: Gây tê tủy sống-ngoài màng cứng một lần (kim trong kim)
  • Thực hiện kỹ thuật chọc kim Tuohy vào khoang ngoài màng cứng

3.5 Phẫu thuật rò niệu đạo

  • Sát trùng vùng bụng dưới rốn, âm đạo và tầng sinh môn.
  • Bộc lộ âm đạo và lỗ rò niệu đạo âm đạo.
  • Khâu vén mép môi bé ra da.
  • Đặt ống thông niệu đạo.
  • Đặt valve thành sau âm đạo.
  • Phẫu tích đường rò.
  • Tiêm dung dịch lidocain + Huyết thanh mặn 0,9% + adrenalin 1:200,000 vào lớp dưới niêm mạc thành âm đạo.
  • Rạch vòng quanh chu vi lỗ rò ở thành âm đạo.
  • Tách rời thành âm đạo khỏi lỗ rò và thành niệu đạo.
  • Cắt đường rò đóng kín lỗ rò ở thành niệu đạo bằng chỉ tiêu chậm 4.0
  • Đóng lại thành âm đạo.
  • Đặt mèche tẩm betadine âm đạo.
  • Kết thúc phẫu thuật rò niệu đạo.

Sau khi thực hiện phẫu thuật rò niệu đạo, bệnh nhân được đưa về phòng hồi sức để theo dõi thêm. Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật rò niệu đạo bẩm sinh như:

  • Nhiễm trùng vết mổ: Vết mổ bị tấy đỏ, có mưng mủ, tụ máu tầng sinh môn.
  • Đái khó: Sau rút sonde tiểu người bệnh đái khó hoặc không đái được.
  • Khi có các biểu hiện của nhiễm trùng: Bệnh nhân cần được thay băng, đặt gạc tẩm betadine âm đạo.
  • Còn nếu bị đái khó, bí đái: Cần phải đặt lại ống thông niệu đạo, lưu ống thông 3 ngày.
Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật rò niệu đạo - âm đạo bẩm sinh - ảnh 2
Người bệnh nên phẫu thuật rò niệu đạo càng sớm càng tốt để tránh những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt

Rò niệu đạo - âm đạo bẩm sinh là căn bệnh tủy hiếm gặp nhưng vẫn có nhiều trường hợp mắc. Bệnh gây ra những bất tiện, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, cần được phẫu thuật rò niệu đạo càng sớm càng tốt. Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện lớn tại Việt Nam đạt chuẩn chất lượng quốc tế không chỉ có đội ngũ y bác sĩ tận tình, chuyên môn cao mà còn có máy móc, kỹ thuật y tế hiện đại để khám, điều trị cho bệnh nhân.