Giun chỉ bạch huyết và những điều cần biết

Giun chỉ bạch huyết là bệnh do nhiễm ký sinh trùng giun chỉ gây ra. Ở nước ta chỉ gặp 2 loài là Wuchereria bancrofti và Brugia malayi, nhưng B. malayi chiếm đại đa số các trường hợp gây bệnh. Gây ra nhiều tổn thương và làm hệ thống mô bị sưng phù. Ký sinh trùng truyền bệnh qua vật chủ trung gian là muỗi. Chẩn đoán bệnh thường khó khăn trên lâm sàng ở giai đoạn đầu do các biểu hiện triệu chứng gần như không có, vì vậy cần kết hợp thêm các yếu tố dịch tễ và xét nghiệm.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Giun chỉ có đặc điểm gì?

Giun trưởng thành:

Giun chỉ trưởng thành có hình thể như sợi chỉ màu trắng sữa. Giun cái dài khoảng 25 - 100mm, giun đực dài 13 - 40 mm. Chúng thường cuộn với nhau trong hệ bạch huyết như đám chỉ rối.

Ấu trùng:

Đặc điểmW.bancroftiB. malayi
Thời gian xuất hiện ở máu ngoại vi20 giờ đến 4 giờ sáng20 giờ đến 6 giờ sáng
Kích thước200 µm220 µm
Hình thểĐều, mềm mại, xoăn ítCó thể không đều, xoăn nhiều
Màng áoDài hơn thân một ítDài hơn thân nhiều
ĐầuCó một gaiCó hai gai
Hạt nhiễm sắcÍt và rõ, trònNhiều và không rõ, sát nhau
Hạt nhiễm sắc cuối đuôiKhông đi đến cuối đuôiĐi đến cuối đuôi, có một hạt tách riêng ra, đi đến tận cùng đuôi

2. Chu kỳ phát triển của giun chỉ

  • Chu kỳ phát triển có hai vật chủ là người và muỗi. 
  • Muỗi nhiễm ấu trùng giai đoạn III đốt người và ấu trùng xâm nhập vào cơ thể người. Ấu trùng đến hệ bạch huyết và phát triển thành con trưởng thành. Giun trưởng thành sinh ra ấu trùng. Muỗi hút máu người mang ấu trùng. Ấu trùng vào dạ dày muỗi sau đó thoát vỏ xuyên qua dạ dày đến cơ ngực của muỗi. Tại đây ấu trùng phát triển thay vỏ nhiều lần tạo thành ấu trùng giai đoạn I, giai đoạn II, giai đoạn III. Ấu trùng giai đoạn III di chuyển tới vòi muỗi để tiếp tục lây nhiễm.
  • Ấu trùng trong máu người tồn tại khoảng 10 tuần sẽ chết nếu không vào được cơ thể muỗi.Giun trưởng thành có thể sống tới 10 năm trong cơ thể người.

Giun chỉ bạch huyết và những điều cần biết - ảnh 1

3. Giun chỉ bạch huyết là bệnh gì?

  • Bệnh giun chỉ bạch huyết hay còn được gọi là bệnh Phù chân voi là bệnh do giun chỉ ký sinh vào trong hệ thống bạch huyết của cơ thể người. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác qua trung gian gây bệnh là muỗi, muỗi nhiễm phải ấu trùng giun chỉ khi đốt người, khi đó ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào trong da đi vào cơ thể con người, sau đó ấu trùng di chuyển vào hệ bạch huyết, ở đó chúng phát triển thành giun trưởng thành trong hệ thống bạch huyết của người.
  • Bệnh giun chỉ bạch huyết là một căn bệnh gây ra đau đớn và biến dạng nặng cho bệnh nhân. Bệnh nhân bị nhiễm bệnh từ khi còn nhỏ dần dần các triệu chứng xuất hiện dẫn đến tình trạng khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn chân.
  • Chẩn đoán bệnh nhiễm giun chỉ bạch huyết thường khó chẩn đoán trên lâm sàng ở giai đoạn đầu. Cần căn cứ vào các yếu tố như: sống trong vùng bệnh lưu hành, có triệu chứng phù voi, đái dưỡng trấp. Đối với người sống ngoài vùng bệnh để chẩn đoán cần phải căn cứ vào kết quả xét nghiệm phát hiện ấu trùng giun chỉ.

4. Triệu chứng nhận biết bị nhiễm giun chỉ bạch huyết

Đa phần người bệnh nhiễm giun chỉ bạch huyết nhưng không có các biểu hiện lâm sàng trong nhiều năm hoặc cả đời. Đặc điểm quan trọng là bệnh nhân sống trong vùng dịch tễ. Một số trường hợp có biểu hiện sau:

  • Thời kỳ ủ bệnh ít nhất là 4 tuần, có thể lâu hơn. Người bệnh không có triệu chứng hoặc mệt mỏi, Sốt nhẹ, nổi mẩn da. Thời kỳ này có khả năng truyền bệnh cao vì người bệnh có mầm bệnh trong người mà không rõ các triệu chứng bệnh để điều trị.
  • Thời kỳ cấp tính
  • Sốt: thường Sốt cao, đột ngột, kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi và nhức đầu nhiều, thường tái phát từng đợt, mỗi đợt kéo dài 3 - 7 ngày
  • Sau sốt vài ngày sẽ xuất hiện Tình trạng viêm bạch mạch, Viêm hạch bạch huyết xuất hiện biểu hiện hạch viêm đỏ, đau dọc theo bạch mạch, thường là mặt trong chi dưới. Hạch bẹn có thể sưng to, nóng, đỏ, đau.
  • Thời kỳ mạn tính.
  • Bệnh nhân gầy sút nhanh. Xuất hiện dần hiện tượng phù chân voi hậu quả của viêm mạn tính hạch và mạch bạch huyết chi dưới với đặc điểm phù cứng, dạ dày. Phù có thể xuất hiện từ bàn chân lên đến đùi.
  • Viêm hoặc phù bộ phận sinh dục như viêm thừng tinh, viêm tinh hoàn, tràn dịch tinh hoàn. Trường hợp viêm ở cơ quan sinh dục bệnh nhân có biểu hiện bìu voi hoặc vú to.
  • Đái dưỡng chấp: biểu hiện lâm sàng bằng đi tiểu ra nước trắng đục như nước vo gạo, để lâu không lắng; đôi khi lẫn máu đi kèm.

5. Điều trị bệnh nhiễm giun chỉ bạch huyết

  • Điều trị các trường hợp nhiễm giun chỉ có ấu trùng trong máu có biểu hiện lâm sàng cấp tính như sốt, viêm hạch, Viêm mạch bạch huyết... và không có biểu hiện lâm sàng: dùng thuốc đặc hiệu DEC điều trị
  • Trong đợt cấp tính điều trị triệu chứng là chủ yếu: hạ sốt, giảm đau, nghỉ ngơi, không dùng thuốc điều trị đặc hiệu DEC vì có thể gây viêm mạch, hạch bạch huyết. Ngoài ra có thể sử dụng kháng sinh chống bội nhiễm.
  • Các trường hợp có biểu hiện phù voi (phù chi, bìu, vú...) điều trị như sau:
  • Thuốc diệt giun được chỉ định nếu Xét nghiệm máu có ấu trùng: uống thuốc đặc hiệu diệt giun chỉ.
  • Ở người bệnh phù voi, cần chú ý vấn đề bội nhiễm vi khuẩn bằng cách: rửa chi bị phù ngày hai lần bằng nước sạch và xà phòng tắm, thấm khô, tăng cường vận động, xoa bóp chân nhằm tăng cường lưu thông hệ thống tuần hoàn.
  • Đêm nằm ngủ gác chân cao hoặc có thể dùng băng ép nhẹ kiểu quấn xà cạp để tránh ứ trệ tuần hoàn chi bị phù.
  • Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn cần dùng kháng sinh tại chỗ hoặc kháng sinh toàn thân tùy mức độ bệnh
  • Điều trị trường hợp có đái dưỡng chấp:
  • Dùng thuốc diệt giun chỉ khi xét nghiệm máu có ấu trùng giun chỉ
  • Ăn thức ăn kiêng mỡ và thức ăn giàu Protein
Giun chỉ bạch huyết và những điều cần biết - ảnh 2
Người mắc bệnh giun chỉ cần bổ sung các thức ăn giàu Protein

6. Phòng bệnh nhiễm giun chỉ bạch huyết

  • Tuyên truyền sức khỏe về tác hại và phòng chống bệnh giun chỉ cho người dân biết cách phòng ngừa.
  • Vệ sinh môi trường: xây nhà cao, thoáng mát để hạn chế muỗi vào nhà, các biện pháp giảm sự sinh sản của muỗi, phun thuốc muỗi thường xuyên đúng quy trình.
  • Mặc quần áo bảo hộ kín khi lao động ban đêm nhất là vùng có nghề thủ công như làm chiếu, nằm màn tránh muỗi đốt.
  • Cần phát hiện sớm và điều trị người có bệnh.

 

Ấu trùng

Đặc điểmW.bancroftiB. malayi
Thời gian xuất hiện ở máu ngoại vi20 giờ đến 4 giờ sáng20 giờ đến 6 giờ sáng
Kích thước200 µm220 µm
Hình thểĐều, mềm mại, xoăn ítCó thể không đều, xoăn nhiều
Màng áoDài hơn thân một ítDài hơn thân nhiều
ĐầuCó một gaiCó hai gai
Hạt nhiễm sắcÍt và rõ, trònNhiều và không rõ, sát nhau
Hạt nhiễm sắc cuối đuôiKhông đi đến cuối đuôiĐi đến cuối đuôi, có một hạt tách riêng ra, đi đến tận cùng đuôi

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung