Hướng dẫn cách điều trị cảm lạnh cực hiệu quả

Cảm lạnh thường xuất hiện khi trời lạnh và mưa, hoặc khi thời tiết thay đổi. khi nghi ngờ bản thân bị nhiễm cảm lạnh, hãy lập tức thực hiện các biện pháp phòng ngừa như: Tăng cường bổ sung vitamin, làm dịu cổ họng và loại bỏ dịch nhầy trong đường hô hấp. Bài viết hướng dẫn cách điều trị Cảm lạnh cực hiệu quả
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh (còn được gọi là cảm, viêm mũi họng, sổ mũi cấp), là một bệnh Truyền nhiễm do virus gây ra ở đường Hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi.

Các triệu chứng gồm ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và Sốt thường tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày, cũng có thể triệu chứng kéo dài đến hết tuần thứ 3. Hơn 200 chủng virus có liên quan đến nguyên nhân gây cảm lạnh; các chủng rhino virus là nguyên nhân thường gặp nhất. Cảm lạnh chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang). Các triệu chứng này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus chứ không phải do virus gây ra.

2. Triệu chứng cảm lạnh

  • Sổ mũi, đau họng, ho. Ho có đờm trắng. Sốt nhẹ. Nhức mỏi cơ, nhức đầu ở nhiều mức độ.

Hướng dẫn cách điều trị cảm lạnh cực hiệu quả - ảnh 1

3. Chẩn đoán cảm lạnh

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
  • Xét nghiệm hình ảnh: chụp X-quang phổi để loại trừ nguyên nhân viêm phổi.
  • Các xét nghiệm khác để loại trừ cúm có thể được thực hiện. Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu

4. Cách điều trị cảm lạnh cực hiệu quả bằng phương pháp tự nhiên

Theo kinh nghiệm dân gian, có rất nhiều mẹo hay để chữa cảm lạnh mà không cần dùng đến thuốc. Dưới đây là 9 mẹo điều trị cảm lạnh cực nhạy làm giảm các triệu chứng bệnh, giúp bạn nhanh khỏi.

4.1. Vệ sinh mũi sạch sẽ

Bệnh cảm lạnh khiến bạn luôn ở trong tình trạng sụt sịt mũi rất khó chịu. Lúc này, việc vệ sinh mũi bằng cách hỉ mũi sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của chất nhầy vào sâu bên trong mũi, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Khi làm sạch mũi, bạn nên đặt một ngón tay lên cánh mũi, ấn nhẹ để bịt kín lỗ mũi và thở mạnh ra bằng lỗ mũi còn lại để hỉ mũi. Trước và sau khi hỉ mũi nên rửa tay kỹ để tránh lây lan bệnh cho những người khác.

4.2. Vệ sinh miệng và họng bằng nước muối loãng

Đây là một phương thuốc trị cảm lạnh tuyệt vời bởi muối có tính sát khuẩn, sát trùng cao. Súc miệng nước muối là giải pháp vệ sinh miệng và họng không những làm dịu đi tức thời những cơn đau rát họng mà còn kháng viêm hiệu quả. Kiên trì súc miệng 2-4 /ngày với dung dịch nước ấm pha loãng cùng muối tinh sẽ giúp bạn mau chóng khỏi bệnh.

4.3. Tắm nước nóng bằng vòi sen

Việc tắm nước nóng dưới vòi sen giúp bổ sung hơi nước, giữ ẩm và thông mũi, khiến việc hít thở trở nên dễ dàng hơn. Tuyệt đối không tắm nước lạnh vì sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, khiến tình trạng bệnh xấu đi.

4.4. Uống nhiều nước nóng

Uống nước nóng là phương pháp tưởng chừng như chẳng có hiệu quả gì, nhưng thực chất lại mang đến rất nhiều công dụng đối với việc trị cảm lạnh như làm tan đờm, giảm Ho và làm dịu cơn đau họng. Bạn cũng có thể thêm vài lát Gừng hoặc pha mật ong và chanh vào cốc nước nóng để làm tăng hiệu quả trị bệnh.

4.5. Dùng tinh dầu

Tinh dầu tràm, bạc hà hay long não,... có tác dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị cảm lạnh thông thường. Chỉ cần thoa một chút tinh dầu vào vùng dưới mũi sẽ giúp thông mũi và làm giảm bớt cơn đau ở mũi. Có thể thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương hoặc tắm với nước ấm có hoà một vài giọt tinh dầu giúp phòng ngừa bệnh cảm lạnh rất hữu hiệu.

4.6. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Sử dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh xung quanh vùng xoang tắc nghẽn có thể giảm bớt khó chịu ở vùng mũi cho bạn. Nếu chườm khăn nóng có thể làm giảm áp lực phần xoang mũi và làm lớp dịch nhầy trong mũi lỏng hơn thì chườm khăn lạnh lại khiến các mạch máu ở vùng xoang mũi co lại, giúp giảm đau nhanh chóng.

4.7. Kê cao gối khi ngủ

Khi nằm xuống, chứng ngạt mũi thường có xu hướng bị nặng hơn. Bởi vậy, kê thêm gối để đầu đặt ở vị trí cao hơn khi ngủ sẽ giúp bạn hít thở dễ dàng và thoải mái hơn, đảm bảo một giấc ngủ ngon hơn cho bạn.

4.8. Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý

Khi bạn bị cảm lạnh, một loạt các triệu chứng kèm theo sẽ khiến cơ thể bạn trở nên uể oải và rất mệt mỏi. Tuy nhiên, có khá nhiều người chủ quan, coi thường bệnh và vẫn gắng sức làm việc ngay cả khi đang nhiễm bệnh. Điều này khiến bệnh lâu khỏi hơn và có nguy cơ tái phát cao. Chính vì vậy, khi bị cảm lạnh, bạn hãy tạm gác công việc sang một bên và dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể tạo ra nhiều năng lượng hơn, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

4.9. Hạn chế ra ngoài

Nhiệt độ trong phòng và ngoài trời có sự chênh lệch rất lớn, bởi vậy, khi bị cảm lạnh bạn nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài trời thì nên đeo khẩu trang và mặc quần áo ấm tránh gió lùa.

Nếu như Cảm cúm có thể phòng ngừa bằng việc tiêm phòng vắc-xin cúm, thì thông thường mỗi năm chúng ta có thể bị cảm lạnh 1 vài lần, bởi vậy bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để tự chăm sóc bản thân và chủ động đối phó với bệnh. Khi mắc bệnh cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống hợp lý và đừng quên áp dụng 9 mẹo điều trị cảm lạnh trên đây để chóng khỏi bệnh nhé!

5. Phòng ngừa Cảm lạnh

Loại virus này bám vào bụi nước trong không khí và con người rất dễ hít phải. Hơn 100 loại virus khác nhau có thể thâm nhập vào niêm mạc ở mũi và họng, kích thích một phản ứng miễn dịch gây sưng họng, đau đầu và khó thở.Các virus cảm lạnh thường truyền qua đường không khí, do tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc vật nhiễm khuẫn. Các virus tồn tại lâu dài trong môi trường, sau đó có thể lây qua tay con người khi tiếp xúc với vật bẩn, rồi lên mắt mũi khi tay tiếp xúc, nơi mà nhiễm trùng thường xảy ra, do hệ miễn dịch vùng này yếu và thường ít được vệ sinh.Sau đó nó sẽ lây sang những người tiếp xúc lâu dài với người bệnh đặc biệt là các thành viên trong gia đình. Không có bằng chứng cho thấy virus gây cảm lạnh lây qua đường không khí nhưng những người tiếp xúc với người bệnh lâu dài qua đường không khí có khả năng mắc bệnh rất cao.

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung