1. Viêm da cơ địa là bệnh gì?
Viêm da cơ địa (bệnh Chàm thể tạng) là bệnh da viêm xuất hiện từ nhỏ, với đặc trưng là da đỏ, khô, bong vảy, một số trường hợp chảy dịch, và ngứa. Ở trẻ dưới 2 tuổi, tổn thương hay gặp ở mặt, hiếm khi gặpở thân mình, cẳng chân, bàn chân, cánh tay và bàn tay. Ở những tuổi lớn hơn, bệnh hay gặp ở vùng nếp gấp như khuỷu, gối, cổ. Bệnh gây Ngứa dữ dội, khiến cho trẻ thường xuyên cào gãi hoặc chà xát, làm hàng rào da thêm tổn thương, nhiễm trùng. Vì vậy, trẻ có thể ăn kém, khó ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài, vùng da có thể trở nên lichen hóa, có nghĩa dày và cứng và sẫm màu hơn.
2. Chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Cấu trúc da bình thường bao gồm: Nhiều lớp tế bào liên kết với nhau bằng các chất gắn kết tạo thành một hàng rào bảo vệ da, ngăn chặn sự Mất nước và xâm nhập của vi trùng vào cơ thể.
Trong bệnh viêm da cơ địa có sự giảm sản xuất filaggrin, loricrin, giảm các chất gắn kết tế bào da nên làm tăng sự mất nước, làm cho da khô.
Chất dưỡng ẩm da là những chất có tác dụng giúp duy trì độ ẩm cho da thông qua khả năng ngăn cản sự mất nước qua da và phục hồi các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên và lipid sinh lý bình thường của da.
Dưỡng ẩm cho da là một bước điều trị đặc biệt quan trọng trong điều trị viêm da cơ địa Dị ứng cả trong giai đoạn bệnh cấp tính và mạn tính giúp cải thiện các triệu chứng khô và Ngứa da, phục hồi chức năng bảo vệ da, giúp làm giảm thời gian và mức độ sử dụng corticoid.
Nên sử dụng kem dưỡng ẩm ít gây kích ứng da, kem dưỡng da nên bôi toàn thân chứ không chỉ vùng da tổn thương. Số lần sử dụng kem dưỡng da tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, có thể 1 lần, 2 lần hoặc nhiều hơn. Nên bôi kem sau khi làm ẩm da (tắm, băng ướt,...). Nếu có chỉ định bôi thuốc của bác sĩ thì bôi thuốc trước rồi thoa một lớp kem dưỡng ẩm phủ lên trên.
3. Dưỡng ẩm da chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa như thế nào?
- Giảm viêm, giảm ngứa, giảm khô da bằng cách bôi dưỡng ẩm tạo lớp bảo vệ giúp giữ nước, ngăn cản quá trình bốc hơi nước qua da, làm mềm kết cấu da, giúp làm giảm ngứa, khô da, phục hồi hàng rào bảo vệ da, ức chế sự xâm nhập của các yếu tố kích thích dị ứng.
- Giảm thời gian và tần suất sử dụng corticoid: Corticoid bôi kéo dài có thể gây ra 1 số tác dụng phụ như rậm lông, teo da, giãn mạch, trứng cá... Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng dưỡng ẩm kết hợp với corticoid giúp cải thiện đáng kể triệu chứng lâm sàng và rút ngắn thời gian điều trị cho các bệnh nhân.
- Duy trì và phòng ngừa tình trạng tái phát viêm da dị ứng: Các chất dưỡng ẩm khá an toàn và hầu như không có tác dụng phụ nên có thể dùng lâu dài như một liệu pháp điều trị duy trì. Các chất dưỡng ẩm giúp duy trì sự hydrat hóa tối ưu và giải quyết các rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da, giúp làm giảm tình trạng khô và kích ứng quá mức. Các nghiên cứu đều khuyến cáo nên sử dụng dưỡng ẩm tối thiểu 2 lần/ngày dù có hoặc không có biểu hiện bệnh.
- Dự phòng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có nguy cơ cao: Một nghiên cứu trên đối tượng trẻ sơ sinh 1-7 ngày tuổi có các yếu tố nguy cơ cao bị viêm da cơ địa như bố hoặc mẹ bị bệnh. Thực hiện bôi dưỡng ẩm 2 lần/ngày, theo dõi và đánh giá bệnh nhân ở các tháng 1,6,12,24. Kết quả cho thấy không có tác dụng phụ nào được ghi nhận, tỷ lệ trẻ bị viêm da cơ địa là 5%, ít hơn đáng kể so với tỷ lệ được mô Tả trong y văn (50-70%).
4. Cách lựa chọn loại dưỡng ẩm da cho trẻ phù hợp
Duy trì được độ ẩm lý tưởng của da, pH tương tự với da tự nhiên, an toàn khi sử dụng lâu dài, không chứa hương liệu, không gây kích ứng, tiện lợi, hiệu quả, phù hợp về mặt thẩm mỹ và kinh tế
Lựa chọn chất dưỡng ẩm phù hợp với từng cá nhân, vị trí tổn thương mà mức độ khô da. Nên sử dụng ít nhất 2-3 lần/ngày, tăng số lần nếu Da khô nhiều. Sử dụng ngay sau khi tắm 3-5 phút để duy trì độ ẩm trên da. Trong giai đoạn cấp, nên sử dụng kết hợp corticoid bôi để làm giảm nhanh các triệu chứng. Bôi kem dưỡng ẩm trước khi bôi corticoid giúp tăng khả năng hấp thu thuốc qua da. Lượng dưỡng ẩm sử dụng cho trẻ em thường là250-300g/tuần và nên duy trì hàng ngày dù không có triệu chứng.