Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ tại nhà

24/10/2020
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ tại nhà

Viêm tai giữa chảy mủ là bệnh thường gặp ở trẻ em, thường xuất hiện sau viêm mũi họng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng như: Viêm tai giữa mạn tính, viêm xương chũm,....Bài viết hướng dẫn chăm sóc trẻ bị Viêm tai giữa chảy mủ tại nhà

1. Bệnh Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa thường là Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus ảnh hưởng đến tai giữa. Viêm tai giữa thường gây đau do viêm và tích Tụ dịch ở tai giữa.

Tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ em. Theo Bệnh viện Lucile Packard Children tại Stanford, Nhiễm trùng tai giữa xảy ra ở 80% trẻ em 3 tuổi. Vui lòng thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ

  • Trẻ có thể sốt, sốt nhẹ, Sốt vừa hoặc Sốt cao 39-40 độ C
  • Đau tai, trẻ nhỏ thường tự kéo tai
  • Trẻ có thể bỏ bú, quấy khóc, nôn trớ
  • Kèm theo chảy mũi
  • Dịch màu vàng, trong hoặc có máu từ tai
  • Mất cân bằng
  • Vấn đề về thính giác
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Bệnh tiêu chảy
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Tắc nghẽn

3. Nguyên nhân Viêm tai giữa

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa. Bệnh thường xuất phát từ một nhiễm trùng đường hô hấp trước đó lây sang tai. Khi ống nối tai giữa với họng (ống Eustachian) bị tắc, dịch sẽ tụ lại phía sau màng nhĩ. Vi khuẩn thường phát triển trong dịch, gây đau và nhiễm trùng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tai giữa, chẳng hạn như:

  • Trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi dễ bị viêm tai giữa do kích thước và hình dạng của ống Eustachian và hệ miễn dịch trẻ kém phát triển.
  • Trẻ đi nhà trẻ. Trẻ em đi học sẽ có khả năng bị Cảm lạnh và nhiễm trùng tai hơn là trẻ ở nhà vì chúng tiếp xúc với nhiều bệnh nhiễm trùng hơn.
  • Trẻ bú sữa bình. Những trẻ bú sữa bình, đặc biệt là khi nằm, có xu hướng dễ bị viêm tai giữa hơn những trẻ bú sữa mẹ.
  • Yếu tố theo mùa. Viêm tai giữa phổ biến nhất trong mùa thu và đông khi bệnh cảm lạnh và cúm rất phổ biến.
  • Những người bị Dị ứng theo mùa cũng có thể có nguy cơ cao bị viêm tai giữa.
  • Chất lượng không khí kém. Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc mức độ ô nhiễm không khí cao có thể làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.

4. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ

  • Chườm ấm cho trẻ khi sốt, kết hợp dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu trẻ sốt >38.5 độ C hoặc đau nhiều theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Mặc quần áo mỏng, thoáng. Ở phòng thoáng mát, thông gió, không đóng kín cửa
  • Làm sạch tai cho trẻ: không nên lau quá sâu, không dùng bông nút kín tai. Nên để dịch thoát ra ngoài tự nhiên.
  • Tránh nước vào tai
  • Rửa mũi cho trẻ 2-3 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý ấm
  • Kết hợp dùng thuốc theo đơn Bác sĩ
  • Chế độ dinh dưỡng:Vệ sinh mũi họng sạch sẽ. Tránh lạnh, bụi khói, nước đá...
    • Cho trẻ uống thêm nước các loại hoa quả, đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn cho trẻ bú tăng số lần lên.
    • Cho trẻ ăn uống đủ chất theo 4 nhóm thực phẩm trong 1 bữa ăn ( Protein, tinh bột, lipit, Vitamin).

5. Khi nào thì đưa trẻ đến bác sĩ khám

  • Trẻ đau tai tăng lên
  • Sốt cao hạ sốt không đỡ, quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú
  • Hoặc có bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác