Triệu chứng
Đau tai (hoặc là đau đột ngột một bên hoặc đau liên tục); Cơn đau mạnh và đột ngột từ phần ống tai; Cảm giác ù tai
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ chẩn đoán nhiễm trùng tai hoặc các trường hợp khác dựa vào bài kiểm tra và các dấu hiệu mà bạn mô tả
Điều trị
Hầu hết các bác sĩ thường điều trị hết nhiễm trùng tai trước khi thực hiện các biện pháp phức tạp hơn, bao gồm loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng tai và giết chết các vi khuẩn xâm nập vào ống Eustachina
Tổng quan
Nhiễm trùng tai là gì?
Nhiễm trùng tai thường tạo ra dịch mắc kẹt ở tai giữa và xảy ra khi bạn bị cảm lạnh, viêm họng hoặc dị ứng. Tình trạng này thường xuyên gây đau đớn vì tai bị viêm và chất lỏng vẫn còn tích tụ ở trong.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng Nhiễm trùng tai là gì?
Ở người lớn, các triệu chứng thông thường bao gồm:
Đau tai (hoặc là đau đột ngột một bên hoặc đau liên tục);
Cơn đau mạnh và đột ngột từ phần ống tai;
Cảm giác ù tai;
Buồn nôn;
Giảm khả năng nghe;
Có nước (mủ) chảy ra từ tai.
Ở trẻ em, các triệu chứng bệnh bao gồm:
Hay kéo, giật mạnh tai;
Ngủ ít;
Sốt;
Khó chịu, bồn chồn;
Có nước (mủ) chay ra từ tai;
Chán ăn;
Khóc về đêm.
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai thường không gây ra các biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, việc nhiễm trùng thường xuyên và tích tụ mủ trong tai có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng bao gồm khiếm thính, lây lan nhiễm trùng, rách màng nhĩ.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm trùng tai?
Nhiễm trùng tai xảy ra khi một trong những ống Eustachina trong tai trở nên sưng tấy hoặc tắc nghẽn và chất lỏng tích tụ ở tai giữa. Ống Eustachina là những ống hẹp chạy từ tai giữa đến mặt sau cổ họng. Các nguyên nhân gây tắc nghẽn ống Eustachina bao gồm:
Dị ứng;
Cảm lạnh;
Viêm xoang;
Hút thuốc;
Vòm họng bị sưng hoặc nhiễm trùng;
Dư thừa chất nhầy.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng tai?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng tai bao gồm:
Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi;
Trẻ được chăm sóc theo nhóm;
Trẻ bú bình;
Các yếu tố theo mùa, đặc biệt trong mùa thu và mùa đông;
Chất lượng không khí kém.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm trùng tai?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Rửa tay thường xuyên;
Tránh khu vực đông người;
Không sử dụng núm vú giả đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
Cho trẻ uống sữa mẹ;
Tránh khói thuốc lá;
Tiêm chủng đúng hẹn.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng tai?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán nhiễm trùng tai hoặc các trường hợp khác dựa vào bài kiểm tra và các dấu hiệu mà bạn mô tả. Ngoài ra, bác sĩ thường dùng ống soi tai để quan sát trong tai, họng và mũi. Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh này bao gồm:
Soi tai khí nén
Bác sĩ thường sử dụng công cụ soi tai khí nén để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng tai. Dụng cụ này giúp bác sĩ có thể kiểm tra bên trong tai và đánh giá lượngchất lỏng ở phía sau màng nhĩ.
Các xét nghiệm bổ sung
Nếu các chẩn đoán trước đó không cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, các bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm bổ sung khác, chẳng hạn như:
Tympanometry: thủ thuật này giúp đo chuyển động màng nhĩ. Phương pháp này giúp bác sĩ xác định chuyển động của màng nhĩ và biện pháp gián tiếp về áp suất trong tai giữa;
Acoustic reflectomery: xét nghiệm này giúp bác sĩ biết có bao nhiêu âm thanh phát ra từ thiết bị được phản xạ trở lại từ màng nhĩ, một biện pháp gián tiếp về chất dịch trong tai giữa;
Tympanocentesis: thử nghiệm này sẽ hữu ích trong việc xác định các tác nhân gây nhiễm trong chất lỏng nếu các phương pháp trước không hiệu quả.
Nếu con bạn bị nhiễm trùng tai thường xuyên và chất lỏng tích tụ liên tục ở tai giữa, bạn cần đưa trẻ đến chuyên gia tính giác, bác sĩ chuyên khoa chữa tật về nói hay chuyên viên xúc tiến phát triển để làm các bài kiểm tra nghe, nói, hiểu ngôn ngữ hoặc khả năng phát triển.
Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm trùng tai?
Hầu hết các bác sĩ thường điều trị hết nhiễm trùng tai trước khi thực hiện các biện pháp phức tạp hơn, bao gồm loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng tai và giết chết các vi khuẩn xâm nập vào ống Eustachina.
Các loại thuốc điều trị nhiễm trùng tai
Bác sĩ thường chỉ định kháng sinh amoxicillin để điều trị nhiễm trùng tai vì nó có hiệu quả cao. Một liều amoxicillin thường có thể điều trị dứt điểm bệnh trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Trong một số trường hợp, bạn được khuyến cáo không nên dùng aspirin và cắt amidan để điều trị bệnh.