Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Biến chứng nguy hiểm do viêm xoang ở trẻ em và cách phòng tránh

17/12/2020
Biến chứng nguy hiểm do viêm xoang ở trẻ em và cách phòng tránh

viêm xoang ở trẻ thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, đặc biệt là các bé suy dinh dưỡng, gầy yếu, sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, bếp than hoặc những trẻ có cơ địa dị ứng, viêm VA, viêm amidan... điều trị không khỏi, lâu ngày dẫn đến viêm xoang.

1. Viêm xoang ở trẻ em là bệnh gì?

Xoang là những khoang rỗng trong xương mặt gần quanh mũi. Có 4 loại xoang:

  • Xoang sàng: vị trí nằm ở phần sống mũi giữa hai mắt. Xoang sàng được hình thành từ lúc trẻ mới sinh và tiếp tục phát triển theo thời gian.
  • Xoang hàm: ở khu vực xương gò má. Xoang hàm cũng được hình thành từ lúc trẻ mới sinh và cũng tiếp tục phát triển theo thời gian.
  • Xoang trán: nằm ở khu vực trán. Ở trẻ sơ sinh chưa hình thành xoang trán. Xoang trán không phát triển cho đến khi trẻ tròn 7 tuổi.
  • Xoang bướm: ở sâu bên trong mũi. Xoang bướm không phát triển ở trẻ em mà phát triển ở tuổi thiếu niên.

Trong xoang mũi thường có độ ẩm tương đối. Khi các mô lót xoang bị nhiễm trùng, sưng viêm được gọi là viêm xoang.

Cảm lạnh hoặc Dị ứng dễ dẫn đến viêm xoang. Viêm xoang là tình trạng phổ biến. Viêm xoang trẻ em chia làm 3 thể:

  • Viêm xoang cấp tính: Viêm xoang cấp tính Tình trạng viêm xoang trong ngắn hạn, kéo dài không quá 12 tuần. Các triệu chứng viêm xoang trẻ em cấp tính dần được cải thiện khi áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.
  • Viêm xoang mạn tính: Viêm xoang trẻ em mạn tính là viêm xoang kéo dài trên 12 tuần.
  • Viêm xoang trẻ em mạn tính hồi viêm từng đợt: Tình trạng nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều đợt, thành 3, 4 đợt viêm xoang cấp tính trong một năm.

2. Vì sao trẻ bị viêm xoang?

Hệ thống xoang trên vùng xương sọ mặt bao gồm: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng, xoang bướm. Các xoang có cấu trúc là những khoang rỗng được bao phủ bởi lớp niêm mạc, có vai trò rất quan trọng, không chỉ giúp làm nhẹ khối xương mặt, lọc và làm ẩm không khí vào mũi mà còn giúp cộng hưởng âm thanh, tạo cho mỗi người giọng nói đặc trưng.

Bệnh viêm xoang không chỉ phổ biến ở người lớn, mà cũng là một có thể gặp ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi xoang ở trẻ em, trong đó phổ biến nhất là virus, vi khuẩn và nấm. Các vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, E.coli, Klebsiella,... Các vi khuẩn này di chuyển ngược dòng từ vùng hầu họng lên các xoang gây tình trạng Viêm xoang cho trẻ.

Viêm xoang ở trẻ em thường khởi đầu bằng các bệnh lý như:

  • Viêm đường hô hấp trên: Trẻ có triệu chứng ho, ngạt mũi, chảy mũi, Sốt nhẹ, trẻ mắc bệnh nhiều đợt trong năm, có khi uống hết thuốc bệnh lại tái phát.
  • Viêm mũi dị ứng: Trẻ suốt ngày khò khè, chảy mũi, nước mũi trong, kèm ran ở phổi.
  • Hen phế quản: Do phế quản co thắt, trẻ khó thở từng cơn, khó thở ở thì thở ra.
  • Suy giảm miễn dịch: Thường gặp ở những trẻ có cha mẹ mắc AIDS.
  • Trẻ có các bất thường giải phẫu về hốc mũi như: vẹo vách ngăn, quá phát VA vòm, VA vòi,...

Những bệnh trên điều trị không khỏi, kéo dài dai dẳng làm niêm mạc mũi trẻ bị phù nề, lỗ thông mũi xoang bị tắc dẫn đến ứ đọng dịch trong xoang, lâu ngày dẫn đến Viêm xoang.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ Viêm xoang

  • Khi trẻ bị viêm xoang cấp tính: Trẻ sốt nhẹ, chảy mũi, đặc biệt lưu ý ở những trẻ có tiền sử chẩn đoán viêm VA, viêm đường hô hấp trên (viêm họng, mũi...) kéo dài từ một đến vài tuần. Ho, hắt hơi, đôi khi buồn nôn hoặc nôn. Trẻ lớn có thể có đau đầu (trẻ cảm nhận được) nhưng trẻ bé hơn ít khi thấy trẻ kêu đau đầu (do trẻ chưa cảm nhận được) mà thường biểu hiện quấy khóc nhiều và ít chịu chơi, trông có vẻ mệt mỏi, thường thường trẻ chán ăn và khó ngủ.
  • Với viêm xoang mạn tính: trẻ sẽ có các triệu chứng: ho, sốt nhẹ, sổ mũi đục, xanh hoặc vàng, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần. Chảy mũi sau đôi khi dẫn đến đau họng, ho, khạc đờm, khò khè, khó thở, nôn, buồn nôn. Quấy khóc, mệt mỏi. Sưng quanh mắt.

Ngoài ra, cũng cần chú ý các biểu hiện khi bé ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần mà chưa được khám bệnh hoặc điều trị chưa dứt điểm; hoặc bé thường xuyên mắc bệnh hô hấp tái phát nhiều lần trong một năm thì có nguy cơ cao bé đã mắc viêm xoang mạn tính. Cần đưa bé đi khám và điều trị sớm.

4. Biến chứng viêm xoang ở trẻ em

Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, nhưng nếu không được điều trị triệt để, viêm xoang trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm não, viêm màng não
  • Nhiễm trùng huyết
  • Giảm thị lực hay mù mắt do tổn thương dây thần kinh thị
  • Giảm thính lực do Viêm tai giữa tái đi tái lại
  • Viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản
  • Rối loạn tiêu hóa...
Biến chứng nguy hiểm do viêm xoang ở trẻ em và cách phòng tránh - ảnh 1
Viêm xoang trẻ em có thể gây biến chứng viêm não

5. Điều trị viêm xoang ở trẻ em

Một số thuốc điều trị viêm xoang trẻ em cấp tính:

  • Thuốc kháng sinh: Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn dẫn tới viêm xoang trẻ em thì dùng thuốc kháng sinh sẽ đạt hiệu quả, nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Nếu triệu chứng viêm xoang trẻ em không thuyên giảm sau 3-5 ngày, bác sĩ thường sẽ đổi sang dùng loại kháng sinh khác.
  • Thuốc dị ứng: Nếu trẻ bị dị ứng dẫn tới viêm xoang trẻ em thì dùng thuốc kháng histamin và các loại thuốc Dị ứng khác có tác dụng giảm sưng.

Điều trị viêm xoang trẻ em mạn tính ngoại khoa:

Phẫu thuật cũng là một phương pháp điều trị tuy nhiên phương pháp này thường không được áp dụng với viêm xoang trẻ em.

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang trẻ em:

  • Bổ sung nhiều rau củ quả, uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước, làm loãng dịch mủ trong xoang.
  • Rửa mũi với dung dịch nước muối sinh lý là một cách an toàn và hiệu quả giúp giữ độ ẩm cho xoang và mũi, làm sạch mũi, giảm đáng kể triệu chứng khó chịu, Ngứa gây ra bởi tình trạng viêm mũi do dị ứng, virus và vi khuẩn.
  • Xông mũi họng với tinh dầu. Dùng các tinh dầu như tinh dầu bạch đàn để xông mũi họng được cho là có tác dụng kháng khuẩn, làm thông thoáng đường thở, giúp trẻ bị viêm xoang dễ thở hơn.
  • Chườm ấm để giảm tình trạng đau nhức xoang và thư giãn. Dùng khăn hoặc túi chườm ấm áp nhẹ lên mũi, má, mắt để giảm đau các vùng trên mặt.

Trẻ cần nhập viện điều trị khi có các dấu hiệu sau:

  • Cảm lạnh kéo dài quá 7-10 ngày mà không thuyên giảm
  • Cảm lạnh chuyển nặng hơn sau 7 ngày xuất hiện triệu chứng
  • Dấu hiệu của viêm xoang chuyển biến nặng, bao gồm:
    • Đau, căng mắt và ở vùng má
    • Sưng quanh mắt
    • Sốt
    • Triệu chứng cảm tồi tệ hơn dù không rõ ràng

6. Phòng tránh bệnh viêm xoang trẻ em

  • Khi bé viêm xoang trẻ em nên đưa bé đi khám bệnh và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ. Không tự ý cho bé dùng thuốc hay ngưng thuốc khi chưa hỏi ý kiến Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ, không nuôi súc vật trong nhà.
  • Không hút thuốc lá, không cho bé đến gần những khu vực sản xuất nhiều khói bụi.
  • Cho trẻ mang khẩu trang y tế mỗi khi ra đường để giảm nguy cơ hít phải khói bụi và các chất gây ô nhiễm khác.
  • Dùng nước muối sinh lý hay nước biển sâu để vệ sinh mũi xoang cho bé mỗi ngày.

7. Bác sĩ điều trị viêm xoang trẻ em giỏi ở hà nội

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An là Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, một trong những bác sĩ có chuyên môn giỏi và nhiều kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về Tai – Mũi – Họng , các bệnh mũi xoang của trẻ em như: 

  • Viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi vận mạch
  • Viêm mũi ngạt tắc mũi mạn tính
  • Viêm đa xoang mạn lâu ngày khó khỏi, polyp mũi xoang
  • Nấm mũi xoang
  • Đau đầu mạn tính do mũi xoang…

Hotline Đặt lịch khám PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An: 0865554486