Tên gọi khác: Viêm mũi xoang dị ứng, Viêm mũi do cơ địa dị ứng
Triệu chứng
Triệu chứng Viêm mũi xoang dị ứng, Viêm mũi do cơ địa dị ứng hay Viêm mũi dị ứng là Nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ho.
Chẩn đoán
Chẩn đoán Viêm mũi xoang dị ứng, Viêm mũi do cơ địa dị ứng hay Viêm mũi dị ứng là Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Điều trị
Điều trị Viêm mũi xoang dị ứng, Viêm mũi do cơ địa dị ứng hay Viêm mũi dị ứng bao gồm: Thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và/hoặc thuốc xịt mũi Corticosteroid
Tổng quan
Viêm mũi xoang dị ứng, Viêm mũi do cơ địa dị ứng hay Viêm mũi dị ứng là Tình trạng viêm màng nhầy của mũi và đường Hô hấp trên do phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch để đáp ứng với chất kích thích gây dị ứng trong không khí. Đây là một rối loạn phổ biến, ảnh hưởng đến ít nhất 1/4 dân số.
Triệu chứng
Triệu chứng Viêm mũi xoang dị ứng, Viêm mũi do cơ địa dị ứng hay Viêm mũi dị ứng là Nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ho.
Chẩn đoán
Chẩn đoán Viêm mũi xoang dị ứng, Viêm mũi do cơ địa dị ứng hay Viêm mũi dị ứng là Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Điều trị
Điều trị Viêm mũi xoang dị ứng, Viêm mũi do cơ địa dị ứng hay Viêm mũi dị ứng bao gồm: Thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và/hoặc thuốc xịt mũi Corticosteroid. Bệnh nhân được đề nghị tránh các chất kích thích gây viêm mũi dị ứng.
Nguyên nhân
Định nghĩa
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như khói bụi, phấn hoa, lông động vật, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm… Tuy không đe dọa tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng lại gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh trong thời gian dài. Nếu không điều trị kịp thời, sẽ dễ dẫn đến các bệnh khác như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, hen suyễn…
Viêm mũi dị ứng, có triệu chứng giống như cảm thường: Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, và cảm giác nặng vùng xoang mặt. Nhưng ở đây không phải bị nhiễm virus, mà do dị ứng với phấn hoa ngoài trời, bụi trong nhà, hoặc lông chó/mèo.
Viêm mũi dị ứng rất phổ biến. Có người bị quanh năm. Có người chỉ bị nặng vào một thời gian trong năm, thường là mùa xuân, mùa hè hoặc mùa thu. Triệu chứng có thể rất khó chịu, làm mất thời gian và ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày.
Để tránh viêm mũi dị ứng một cách tốt nhất là hiểu biết rõ nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.
Phân loại
Có 2 loại viêm mũi dị ứng:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa (còn được gọi là sốt cỏ khô): Thường vào mùa xuân, hay mùa hè hoặc cả vào mùa thu (tùy theo vùng) do phấn hoa và các bào tử trong gió, có thể xuất phát từ: cỏ, cây, nấm mốc, lá cây khô...
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Gây ra bởi những tác nhân trong nhà như các con ve, mạt, bụi nhà và các mảnh da bong tróc của các thú nuôi... Đôi khi, có thể là do các bào tử nấm mốc phát triển ở trên các giấy dán tường, cây trồng trong nhà, rèm thảm, bàn ghế hoặc các vật được bọc vải,…
- Hiếm hơn là do dị ứng với thức ăn.
Con số thống kê
Tại Việt Nam, viêm mũi dị ứng là bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại viêm mũi, theo kết quả của nhiều nghiên cứu, tỷ lệ viêm mũi dị ứng chiếm từ 10-18% dân số. Viêm mũi dị ứng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn do ô nhiễm không khí.
Phòng ngừa
- Do môi trường sống: Bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc lá, thuốc lào, các loại hóa chất, các loại mỹ phẩm, các loại sơn, vôi, ve…
- Do nghề nghiệp: Tiếp xúc với hóa chất
- Các thuốc trong điều trị y học, gây tê, gây mê, kháng sinh…
- Các thức ăn theo đường tiêu hóa (đồ biển, tôm cua, hải sản…).
- Khí hậu: Khi thay đổi thời tiết, vi khí hậu đột ngột, khi chuyển mùa, mưa bão, gió mùa đông bắc.
- Các yếu tố nhiễm trùng: Đó là các độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mãn tính ở xoang mũi, amiđan, răng, lợi, miệng…
Điều trị
Những trường hợp có cơ địa dễ bị dị ứng cần đề phòng bệnh viêm mũi dị ứng. Để phòng tránh, bạn cần hạn chế tối đa việc nuôi chó, mèo trong nhà hoặc cho chúng ngủ trên giường; cần giặt giũ định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm, màn cửa. Môi trường sống, học tập, làm việc cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.
Vệ sinh răng miệng hằng ngày, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy; hạn chế tối đa việc hút thuốc lá; tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với bụi. Mọi người cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và khi ra đường. Đồng thời giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ cơ thể thay đổi hoặc khi chuyển mùa.
Đối với việc dùng thuốc, thuốc hiện nay chia thành 2 nhóm là thuốc dùng tại chỗ (nhỏ mũi, xịt mũi) và thuốc uống. Thuốc xịt có tác dụng thông mũi và giảm triệu chứng nhanh nhưng không được dùng kéo dài và dễ gây tác dụng phụ. Về lâu dài, phương pháp này không nhiều hiệu quả trong điều trị dứt điểm.
Điều trị bằng các loại thuốc có chất kháng histamine thế hệ 2. Các loại thuốc kháng histamine như Telfast bất lực hóa tác dụng của chất histamine nên làm giảm các triệu chứng dị ứng mũi.
Hiện nay, các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng đã được bán rộng rãi trên thị trường dưới dạng thuốc không kê toa, mang lại sự tiện lợi cho người mua, bệnh nhân có thể chủ động trong việc chữa trị và phòng tránh căn bệnh phiền toái này.