Bệnh Fournier có nguy hiểm không?

Bệnh Hoại tử Fournier là một loại nhiễm trùng có khả năng phá hủy mô tế bào tại bộ phận sinh dục và khu vực lân cận, có tiến triển rất nhanh. Bệnh Fournier cực kì nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao – lên đến 30%.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Fournier là bệnh gì?

Hoại tử Fournier là một loạinhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, gây hoại tử vị trí này và khu vực xung quanh: các mô tế bào ở vùng này sẽ hấp hối hoặc chết đi do nhiễm khuẩn. Hoại tử Fournier thường có liên quan đến nhiễm trùng ở bìu (bao gồm tinh hoàn), dương vật... ở nam giới và nhiễm trùng tại tầng sinh môn của nữ giới.

Bệnh Fournier tương đối hiếm gặp và có tính phổ biến ở nam giới hơn so với phụ nữ, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi từ 50 đến 60. Theo thống kê, tỷ lệ nam giới mắc hội chứng Fournier cao gấp 10 lần so với nữ giới. Bệnh cực kỳ hiếm gặp ở trẻ em.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh Fournier?

Chứng hoại thư Fournier thường được gây ra bởi một trong 3 – 4 loại vi khuẩn khác nhau. Đặc điểm chung của các loại vi khuẩn này là chúng có khả năng làm hỏng các mạch máu, cắt đứt máu nuôi dưỡng mô tế bào, đồng thời sản sinh ra độc tố cũng như enzyme phá hủy mô.

Thông thường, nhiễm trùng do hội chứng Fournier không gây hại đến cơ bắp. Nhiễm trùng này có thể bắt đầu từ vết thương trên da do Chấn thương hoặc do phẫu thuật. Ở phụ nữ, hội chứng Fournier dễ xảy ra ởtầng sinh môn do sảy thai, Phá thai hoặc dophẫu thuật cắt tử cung...

Bệnh Fournier cũng có thể xảy ra ở trẻ em trong các trường hợp như:

  • Cắt bao quy đầu
  • Nghẹt thoát vị bẹn
  • Do Côn trùng cắn hoặc do nhiễm trùng khác...

Cùng với đó, một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc Fournier:

  • Đã từng hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch
  • Do lupus
  • Bệnh Crohn
  • Nhiễm HIV
  • Hóa trị
  • Điều trị lâu dài vớithuốc corticosteroid
  • Bệnh gan
  • Suy dinh dưỡng
  • Béo phì nghiêm trọng
  • Tuổi cao
  • Nghiện rượu...

3. Bệnh Fournier có nguy hiểm không?

Hội chứng Fournier là một bệnh lý hiếm gặp (chiếm chưa đến 0.02% dân số), tuy nhiên lại có thể đe dọa đến tính mạng. Theo ước tính, có khoảng 20% - 40% người bị Hoại tử Fournier đã tử vong. Trong đó,bệnh nhân càng lớn tuổi và càng có nhiều vấn đề về sức khỏe thì khả năng tử vong khi mắc hội chứng Fournier lại càng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Bệnh Fournier tiếp theo có thể tạo ra hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng. Quá trình này bao gồm:

  • Nhiễm trùng nghiêm trọng lan đến các mô sâu hơn trong tử cung, còn gọi là viêm nội mạc tử cung.
  • Tình trạng viêm dẫn đến sự hình thành các cục máu đông, các mô dần mất đi nguồn cung cấp máu và chết.
  • Sự chết đi của mô tế bào sẽ giải phóng vi khuẩn cũng như các sản phẩm độc hại vào máu, dẫn đến phản ứng viêm và sốc nhiễm trùng, khiến cơ thể không thể duy trì huyết áp, các cơ quan bắt đầu ngừng hoạt động, và cuối cùng là tử vong.

Do đó, việc điều trị hội chứng Fournier cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt để hạn chế tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Phương pháp điều trị bệnh hoại tử Fournier

Hầu hết các phương pháp điều trị bệnh hoại tử Fournier đều thường đặt mục tiêu loại bỏ vùng mô nhiễm trùng và hạn chế sự lây lan của các nhiễm trùng này.

  • Liệu pháp Oxy

Liệu pháp Oxy Hyperbaric là phương pháp để cơ thể bệnh nhân tiếp xúc với nguồn Oxy dồi dào (có thể lên đến 100%) so với lượng Oxy bình thường trong không khí là khoảng 21%. Sự cung cấp Oxy này sẽ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và tác nhân gây nhiễm trùng, hạn chế các tổn thương mạch máu và thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương.

Tuy nhiên, cho đến nay, liệu pháp Oxy Hyperbaric vẫn còn là vấn đề được tranh cãi, vì vậy, phương pháp này vẫn chưa được chính thức đưa vào điều trị tại các cơ sở y tế.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật gần như là phương pháp duy nhất điều trị hội chứng Fournier hiệu quả. Bằng phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ hoàn toàn các vùng tế bào bị nhiễm trùng, hạn chế tối đa việc loại bỏ da và mô khỏe mạnh. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể tiến hành ghép da hoặc phẫu thuật thẩm mỹ để tái tạo các mô tế bào bị tổn thương.

Như vậy, có thể kết luận hội chứng Fournier là một bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm nếu như bạn muốn bảo toàn tính mạng và sức khỏe.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung