1. Thành phần của Thuốc farzincol
Hoạt chất
- Kẽm gluconat……………………………….70mg (~10mg kẽm).
Thành phần tá dược
- Era-pac.
- Lactose.
- Povidon.
- Magnesi stearat, talc.
- Aerosol.
2. Tác dụng của thuốc Farzincol
Farzincol là dược phẩm được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic. Đây là loại thuốc thuộc nhóm vitamin và chất khoáng. Thuốc thường được sử dụng để điều trị hoặc bổ sung cho các trường hợp thiếu hụt vi chất kẽm như suy dinh dưỡng mức độ nhẹ, Rối loạn tiêu hóa dẫn đến thiếu kẽm,…
Thành phần chính trong Farzincol là kẽm gluconat với hàm lượng 70mg trong mỗi viên nén, tương đương với 10mg kẽm trong mỗi viên thuốc. Được bào chế dưới dạng viên nén, đóng gói 2 dạng. Dạng vỉ có quy cách 1 hộp 10 vỉ x 10 viên. Dạng lọ có 100 viên/ hộp.
Thuốc Farzincol được sản xuất với công dụng chính là bổ sung kẽm và điều trị bệnh cho các trường hợp thiếu kẽm. Hoặc các trường hợp đang điều trị các bệnh lý mắc phải do sự thiếu hụt kẽm gây ra.
Cụ thể, theo thông tin quảng cáo, sản phẩm mang lại các công dụng chính là:
- Hỗ trợ khắc phục tình trạng còi xương, Chậm phát triển ở trẻ nhỏ
- Bổ sung kẽm cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú có nguy cơ thiếu kẽm
- Bổ sung kẽm cho các trường hợp có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, chế độ ăn kiêng
- Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch trong thời gian dài với người ốm
- Hỗ trợ điều trị tình trạng tiêu chảy dạng cấp tính và mãn tính
- Sử dụng bổ sung cho các trường hợp có dấu hiệu thiếu hụt kẽm
Điều trị các trường hợp thiếu kẽm
Trường hợp bị thiếu kẽm nhẹ và vừa:
- Suy dinh dưỡng mức độ nhẹ và vừa.
- Rối loạn đường tiêu hóa với các triệu chứng như chán ăn, chậm tiêu, Táo bón nhẹ, nôn, buồn nôn khi mang thai.
- Khó ngủ, mất ngủ, trẻ khóc đêm, nhức đầu, suy nhược.
- Tình trạng nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp, đường tiêu hóa, da.
- Người bệnh bị khô da, vết thương chậm lành (bỏng, lở loét do nằm lâu).
- Hoặc người bệnh bị khô mắt, loét giác mạc, quáng gà.
Ngoài ra, thuốc Farzincol còn mang lại một số công dụng không được liệt kê. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ vẫn có thể kê đơn sản phẩm cho người bệnh.
3. Cách dùng và liều dùng thuốc Farzincol
Cách dùng
- Farzincol được trình bày tại tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được dùng theo đường uống.
- Dùng viên kẽm Farzincol với một cốc nước vừa đủ.
- Nên dùng thuốc sau bữa ăn, tức là dùng thuốc khi bụng no.
- Đối với trẻ nhỏ vẫn chưa uống nguyên viên được thì nên nghiền nát viên thuốc, thêm chút đường và hoà tan với nước nóng trong bình thủy rồi để nguội trước khi cho bé uống.
Liều dùng
Liều dùng thuốc Farzincol cho người lớn như thế nào?
- Bạn dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 1 viên.
Liều dùng thuốc Farzincol cho trẻ em như thế nào?
- Bạn cho trẻ uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1/2 viên.
Mục đích điều trị bệnh:
- Nếu triệu chứng lâm sàng đã được cải thiện thì nên giảm liều.
- Nên chia liều uống thành 1 – 2 lần/ ngày.
4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Farzincol
Hiếm khi xảy ra cảm giác khó chịu trong dạ dày. Tuy nhiên, triệu chứng này thường kéo dài vài ngày đầu dùng thuốc, sau đó sẽ giảm dần.
Ngoài tác động này ra, hiện tại vẫn chưa có báo cáo nào về tác dụng ngoại ý khi dùng thuốc.Tuy nhiên, hãy báo cho bác sĩ biết nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường gây nguy hại cho sức khỏe trong quá trình điều trị.
Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Farzincol
- Tetracyclin.
- Ciprofloxacin.
- Các chế phẩm chứa sắt, đồng.
Những lưu ý khi dùng thuốc Farzincol
Vì thuốc có thể gây tương tác với nhiều chế phẩm chứa sắt đồng. Do đó, nên uống viên kẽm Farzincol cách xa các thuốc có chứa canxi, sắt, đồng khoảng 2 – 3 giờ. Việc này giúp ngăn ngừa cạnh tranh của các thành phần có thể làm giảm sự hấp thu của kẽm.
Ngoài ra, Farzincol dùng với liều lượng tùy vào mục đích là bổ sung dinh dưỡng hay mục đích điều trị. Do đó, phải được chẩn đoán đúng rồi quyết định dùng.
5. Thiếu kẽm gây bệnh gì?
Kẽm là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học và cần thiết cho hoạt động của enzyme trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến một vài bệnh lý sau đây.
5.1 Rụng tóc
Thiếu kẽm là nguyên nhân gây ra bệnh Tự miễn gây rụng tóc trên Da đầu hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, qua đó giúp cho tóc dày và bóng mượt.
5.2 Một số bệnh mãn tính
Một loạt các tình trạng sức khỏe như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer, rối loạn thần kinh, bệnh tự miễn có thể liên quan đến thiếu kẽm. Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào. Khi cơ thể thiếu kẽm dẫn đến những tác động của các gốc tự do có hại và sự viêm nhiễm.
5.3 Các vết thương trở nên khó lành
Thiếu kẽm cũng gây nên tình trạng có những nốt đóng vảy do bị mụn hoặc lâu. Thiếu kẽm sẽ làm các vết thương có thể mất nhiều thời gian hơn để tự hồi phục các vết thương.
5.4 Suy giảm thị lực
Mắt chứa hàm lượng lớn kẽm, đặc biệt là trong võng mạc. Đó là bởi vì kẽm giúp vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc để tạo ra các sắc tố bảo vệ mắt.
5.5 Rối loạn thính giác
Kẽm cũng là một chất hoạt động như một chất chống oxy hóa và viêm thuần hóa trong tai, hoặc phần bên trong của tai. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có nồng độ kẽm thấp luôn có những biểu hiện ù tai.
5.6 Ảnh hưởng đến xương khớp
Kẽm cũng là một chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển và hình thành xương bên cạnh can-xi. Kẽm có chức năng vô cùng quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như thay mới collagen cần thiết để làm cho xương khỏe mạnh.
5.7 Loét miệng
Loét miệng có thể xảy ra ở những người có chế độ ăn thiếu kẽm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung kẽm có thể làm giảm triệu chứng viêm ở miệng liên quan cũng như loét miệng.