Còi xương

Tóm tắt Còi xương

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Mềm xương
  • Loạn dưỡng xương

Là bệnh lý chậm phát triển xương, hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, do thiếu vitamin D, canxi và/hoặc phốt pho trong cơ thể - những khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển xương bình thường. Thiếu hụt những khoáng chất và vitamin này làm cho xương bị dị dạng như cong vênh và dễ gãy xương, nứt xương. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh còi xương là suy dinh dưỡng và chế độ ăn uống nghèo nàn. Vì lý do đó, bệnh còi xương là phổ biến hơn nhiều ở các quốc gia đang phát triển hơn ở các quốc gia phát triển. Vấn đề trao đổi chất gây giảm hấp thu hoặc sử dụng canxi, vitamin D và/hoặc phốt pho cũng có thể gây ra căn bệnh này.

Triệu chứng

Cảm giác đau ở cánh tay, chân, xương chậu và xương sống; Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn; Tăng trưởng chậm, vóc người thấp bé; Dễ bị gãy xương; Dị tật xương; Chuột rút.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Bác sĩ sẽ xác định xem bệnh nhân có bị dị tật xương hay không.

  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp X-quang.

  • Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thực hiện sinh thiết xét nghiệm nồng độ Alkaline Phosphatase, phốt phát.

Điều trị

Điều trị dựa vào các nguyên nhân của sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất để làm giảm các triệu chứng. Bổ sung canxi, phốt pho và vitamin D. Tăng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ăn nhiều cá, gan, và sữa để bổ sung lượng vitamin D và canxi. Cho trẻ niềng răng hoặc đến nha sĩ để chỉnh hình răng.

Tìm kiếm bác sĩ theo chuyên khoa
XEM THÊM
Tìm kiếm bác sĩ theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm bệnh viện theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm phòng khám theo quận tại Hà Nội