1. Tìm hiểu về vitamin D
Vitamin là một trong những thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Sự kết hợp hài hòa giữa Dinh dưỡng và vitamin sẽ giúp cho cơ thể phát triển một cách toàn diện. Vitamin D là một loại vitamin đặc biệt bởi nó thuộc nhóm chất tan trong chất béo và cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp được. Trong nhóm vitamin D bao gồm có vitamin D2 và D3, trong đó D3 được biết đến nhiều hơn và có vai trò quan trọng hơn. Vitamin D là một trong những chất có ảnh hưởng tới quá trình phát triển của hệ xương của trẻ nhỏ và điều hòa nồng độ canxi có trong máu luôn ổn định.
2. Nguyên nhân khiến trẻ thiếu vitamin D
Một số nguyên nhân cơ bản gây ra việc Thiếu vitamin D ở trẻ có thể kể đến như:
- Do Tâm lý của nhiều bậc phụ huynh rằng cơ thể trẻ còn non nớt, cần được bảo vệ, do đó họ luôn cho bé ở trong phòng kín, rất ít khi cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng.
- Cho trẻ sinh sống ở khu vực ôn đới, xa xích đạo, thời gian chiếu của ánh sáng mặt trời ít.
- Trẻ sinh non, cơ thể không được khỏe mạnh như trẻ sinh thường nên quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng kém.
- Tác dụng của một số loại thuốc hỗ trợ điều trị gan, thận gây cản trở tác dụng hoặc quá trình hấp thụ của vitamin D.
- Thành phần dinh dưỡng thiếu các chất cung cấp vitamin D cho cơ thể.
- Cơ thể kém hấp thu vitamin D do gặp các vấn đề về tiêu hóa và không hấp thụ được gluten có trong thực phẩm.
- Do màu da. Những em bé có da sẫm màu (da đen) thì khả năng tạo vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giảm so với người có da sáng màu.
- Trẻ em bị Béo phì thì lượng mỡ dư thừa trong cơ thể khá lớn, chính vì thế mà vitamin D sẽ bị tắc ở những mô mỡ này và gây ra hiện tượng thiếu vitamin D.
3. Hậu quả của việc Thiếu vitamin D ở trẻ
Thiếu vitamin D không chỉ gặp ở trẻ em mà cả người lớn cũng có thể mắc phải, và đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh thường gặp mà chúng ta có thể kể ra sau đây:
- Trẻ thiếu Vitamin D hay bị Còi xương: đây là một trong những ảnh hưởng lớn nhất của việc thiếu vitamin D đối với trẻ em.
- Loãng xương: thường gặp ở người lớn tuổi, làm cho lượng canxi trong xương giảm, làm khả năng đàn hồi của xương thấp và dễ dẫn tới gãy xương...
- Bệnh tim mạch: do thiếu vitamin làm cho người bệnh thường bị tăng huyết áp và hoạt động của Tim mạch ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
- Tăng cholesterol.
- Các bệnh lý khác: Dị ứng; Gây viêm; Trầm cảm.
4. Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D
Thiếu vitamin sẽ có những biểu hiện nào? Và có dễ dàng phát hiện hay không là những băn khoăn chung của các bậc phụ huynh. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D:
- Thiếu vitamin D là một lý do gây ra bệnh còi xương ở trẻ nhỏ, vì vậy trẻ bị còi xương thì chắc chắn trẻ đang bị thiếu vitamin D một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên không riêng trẻ bị Còi xương mà có rất nhiều bé bị béo phì mà vẫn bị thiếu vitamin D.
- Cơ thể trẻ thiếu Vitamin D hay bị đổ mồ hôi trộm, ngay cả khi trời lạnh thì vẫn bị đổ mồ hôi.
- Tóc của trẻ không được khỏe, đen mà còn thường xuyên bị rụng tóc và rụng theo hình vành khăn. Đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất ở trẻ.
- Thóp rộng, chân vòng kiềng.
- Trẻ thường xuyên biếng ăn, táo bón.
- Chậm vận động.
- Khi bị nặng hơn thì có thể xương ngực của trẻ bị dị hình.
- Trẻ chậm bị mọc răng, chậm bò so với trẻ cùng lứa tuổi.
- Trẻ bị không được thoải mái hay khó chịu, quấy khóc, khi ngủ hay bị giật mình.
5. Các phương pháp khắc phục tình trạng thiếu vitamin D
Phương pháp khắc phục tình trạng trẻ thiếu Vitamin D:
- Thường xuyên cho trẻ tắm nắng, thời điểm tắm nắng là khi mặt trời mới lên, khoảng 7-9 giờ ( khoảng thời gian đó trong ánh sáng mặt trời chưa có nhiều tia tử ngoại gây hại cho da), thời gian tắm mỗi ngày khoảng 10-15 phút, thời gian này dài ngắn phụ thuộc vào mùa hè hoặc đông. Khi tắm nên để bàn tay, bàn chân, cánh tay, bụng ... của bé được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
- Bổ sung vitamin D cho các bé thông qua những loại thực phẩm bao gồm: Dầu gan cá; Lòng đỏ trứng, sữa, gan động vật; Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ...Các loại đồ uống từ ngũ cốc, hoặc nước trái cam ép đã được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Nấm shitake khô.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ những nhóm dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
6. Lưu ý khi bổ sung Vitamin D cho trẻ
Lượng vitamin D có trong thức ăn chỉ cung cấp khoảng 10 % lượng vitamin cơ thể con người cần thiết, và lượng vitamin thực tế cơ thể bạn nhận được là rất ít vì thế không được phép bỏ qua được vai trò quan trọng của việc tắm nắng vào buổi sáng.
Khi tắm nắng cần phải cho ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp vào da, vì vậy không nên mặc nhiều quần áo, không được phép sử dụng các sản phẩm chống nắng và không được phép tắm nắng qua lớp kính cửa sổ. Bất kể một tác nhân nào dù là nhỏ nhất cũng sẽ cản trở đến việc hấp thụ vitamin D ở cơ thể bạn.
Những bà mẹ mang thai, ở giai đoạn cuối thai kỳ sắp sinh nên bổ sung Dầu cá hoặc các thực phẩm có chứa nhiều vitamin D.
7. Nếu trẻ thiếu Vitamin D thì sẽ cho uống thuốc gì?
Khi trẻ thiếu vitamin D cha mẹ có thể bổ sung cho cơ thể trẻ vitamin D3 vì đây là dạng cơ thể cần thiết. Liều lượng vitamin cần thiết ở từng đối tượng sẽ được thể hiện cụ thể như sau:
- Với những bé trong giai đoạn 6 tuần tuổi - 18 tháng tuổi thì bổ sung liên tục 800 - 1000 IU/ ngày đối với các bé khỏe mạnh, khoảng 1500 IU/ ngày cho các bé ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, còn đối với trẻ có da sậm màu thì dùng khoảng 2000 IU/ ngày.
- Khi trẻ từ 18 tháng tuổi - 5 tuổi thì sử dụng liều lượng như trên trong điều kiện ít tiếp xúc với ánh mặt trời.
- Đối với những trẻ bị còi xương thì liều lượng bổ sung khá lớn, các bé sẽ cần uống 1200 - 5000 IU/ ngày liên tục trong vòng 4 tuần.
Lưu ý:
- Tất cả liều lượng vitamin sử dụng cho trẻ đều phải tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, các bậc phụ huynh không được tự ý cung cấp vitamin D cho bé.
- Do cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp được vitamin D nên các bậc phụ huynh không nên lạm dụng vào việc cho trẻ uống vitamin D.