Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Ý nghĩa của xét nghiệm phosphatase kiềm (ALP) trong chẩn đoán bệnh gan xương

31/08/2020
Ý nghĩa của xét nghiệm phosphatase kiềm (ALP) trong chẩn đoán bệnh gan xương

Xét nghiệm phosphatase kiềm (ALP) đo lượng enzyme ALP trong máu. ALP được sản xuất chủ yếu ở gan và xương với một số được tạo ra ở ruột và thận. Nó cũng được sản xuất bởi nhau thai của một phụ nữ mang thai. Hiện nay xét nghiệm phosphatase kiềm chủ yếu để chẩn đoán những bệnh lý liên quan đến gan và xương.

1. Xét nghiệm phosphatase kiềm là gì?

Phosphatase kiềm (ALP) xuất hiện ở các mô trong cơ thể, tuy nhiên lại có hàm lượng cao nhất tại gan và xương.

Tại gan, phosphatase kiềm xuất hiện ở các cạnh tế bào và tạo thành một ống nhỏ có tác dụng giãn mật di chuyển từ gan xuống ruột. Phosphatase kiềm trong ruột giúp tiêu hóa lượng chất béo có trong thức ăn hàng ngày. Còn phosphatase kiềm trong xương được sản xuất từ tế bào nguyên xương, mỗi loại mô khác nhau từ xương cũng sẽ có hình dạng khác nhau của ALP.

Xét nghiệm phosphatase kiềm bằng cách kiểm tra và phân tích mẫu máu tĩnh mạch của người thực hiện. Nếu nồng độ của phosphatase trong máu tăng cao thì gan và xương của bạn đang có vấn đề. Ngoài ra, khi ALP tăng cao có thể đặt nghi ngờ về tình trạng u thận và suy dinh dưỡng, cần thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác nhất.

Tuy nhiên, một điều mà bạn đọc nên lưu ý đó là chỉ số phosphatase kiềm ở mỗi độ tuổi sẽ có giá trị khác nhau, ngoài ra còn phụ thuộc vào Nhóm máu của người xét nghiệm.

Ý nghĩa của xét nghiệm phosphatase kiềm (ALP) trong chẩn đoán bệnh gan xương - ảnh 1
Xét nghiệm phosphatase kiềm chủ yếu kiểm tra các bệnh lý về gan và xương

2. Ý nghĩa của xét nghiệm Phosphatase kiềm trong chẩn đoán bệnh liên quan đến gan, xương

Như đã khẳng định ở phần trên, Phosphatase kiềm là một loại enzim có trong tất cả các mô trong cơ thể. Vì vậy ý nghĩa xét nghiệm Phosphatase kiềm là kiểm tra và đo nồng độ của ALP.

Nếu nồng độ ALP đo tăng cao bất thường thì ý nghĩa xét nghiệm Phosphatase kiềm chính là đang phản ánh sự bất thường ở tế bào gan hoặc xương. Ngoài ra, khi nồng độ Phosphatase kiềm tăng cao, bạn cũng có thể đặt nghi vấn về hiện tượng Suy dinh dưỡng hoặc u ở thận.

Tuy nhiên, bạn cũng cần biết một điều rằng trị số của ALP khác nhau ở mỗi người và có thể thay đổi do tuổi tác cũng như nhóm máu.

3. Chỉ định xét nghiệm phosphatase kiềm

Như đã nó ở trên, xét nghiệm phosphatase kiềm chủ yếu kiểm tra các bệnh lý về gan và xương, do vậy khi cảm thấy có những triệu chứng sau đây cần phải xét nghiệm ALP để kiểm tra:

Các triệu chứng của bệnh gan:

  • Vàng da, đau bụng, buồn nôn
  • Kiểm tra chức năng gan khi sử dụng những loại thuốc có khả năng ảnh hưởng đến gan.

Các triệu chứng bệnh về xương:

  • Có thể tìm thấy trên tia X sau đó xét nghiệm kiểm tra như: Còi xương, u xương, paget (rối loạn bất thường cấu trúc xương).
  • Quá nhiều hormone kiểm soát sự phát triển của xương (hormon tuyến cận giáp)
  • Kiểm tra mức độ thiếu vitamin D.

4. Cần lưu ý gì khi thực hiện xét nghiệm phosphatase kiềm

Để xét nghiệm phosphatase kiềm đạt kết quả chính xác nhất thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi xét nghiệm không nên ăn quá no hoặc uống nhiều nước. Có thể yêu cầu người thực hiện không ăn uống trong khoảng thời gian 10 tiếng.
  • Không nên sử dụng những loại thuốc có thể làm tăng hàm lượng phosphatase kiềm như: Colchicine, azathioprine, fluoride.
  • Không nên dùng thuốc làm giảm lượng phosphatase kiềm như: Muối kẽm, xianua,...
  • Đưa cho bác sĩ hồ sơ bệnh án, các loại thuốc đang sử dụng để kiểm tra những thành phần có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Mẫu máu phải được bảo quản bằng bình xét nghiệm có chứa chất chống đông.

Do xét nghiệm phosphatase kiềm bằng cách lấy máu tĩnh mạch nên có thể xảy ra những trường hợp sau:

  • Chỗ lấy máu bị bầm tím, có thể giảm bầm tím bằng cách giữ áp lực trên vị trí lấy máu trong vài phút.
  • Rất ít trường hợp xảy ra tình trạng sưng tĩnh mạch, tuy nhiên nếu có cần phải điều trị ngay.
Ý nghĩa của xét nghiệm phosphatase kiềm (ALP) trong chẩn đoán bệnh gan xương - ảnh 2
Chỗ lấy máu bị bầm tím là nguy cơ có thể gặp phải khi thực hiện xét nghiệm

4. Kết quả xét nghiệm phosphatase kiềm nói lên điều gì?

4.1 Giá trị phosphatase kiềm trong máu của người bình thường theo độ tuổi

  • Trẻ em dưới 2 tuổi: ~ 85 - 235 đơn vị/L
  • Trẻ em 2 - 8 tuổi: ~ 65 - 210 đơn vị/L
  • Từ 9 - 15 tuổi: ~ 60 - 300 đơn vị/L
  • Từ 16 - 21 tuổi: ~ 30 - 200 đơn vị/L
  • Trên 21 tuổi: ~ 30 - 120 đơn vị/L

4.2 Giá trị phosphatase kiềm bất bình thường

4.2.1 Giá trị Phosphatase kiềm cao

Giá trị phosphatase trong máu cao có thể phản ánh các vấn đề về gan như: Viêm gan, tắc nghẽn ống mật (vàng da), sỏi mật, ung thư gan, xơ gan, trường hợp nặng nhất là khối u đã di căn đến bộ phận khác trên cơ thể.

Giá trị phosphatase trong máu cao còn phản ánh những bệnh lý về xương như: Nhuyễn xương, paget, còi xương, u xương, trường hợp nặng là các Khối u di căn đến vị trí khác trên cơ thể.

Lưu ý: Một số nguyên nhân sau có thể làm tăng phosphatase kiềm trong máu:

  • Vết thương gãy xương được chữa lành làm tăng nồng độ phosphatase kiềm.
  • Các bệnh lý: Suy tim, ung thư thận, bạch cầu đơn nhân.
  • Nhiễm trùng huyết (bệnh nhân bị nhiễm trùng nghiêm trọng toàn cơ thể)
  • Phụ nữ đang ở giai đoạn tháng thứ 3 của thai kỳ, lượng phosphatase xuất hiện tại nhau thai của người mẹ.

Nếu giá trị phosphatase cao và nghi ngờ có bệnh lý thì cần kiểm tra thêm bằng các xét nghiệm chuyên sâu hoặc chụp cắt lớp vi tính để khẳng định chính xác.

Một số xét nghiệm kiểm tra chức năng gan có thể thực hiện cùng xét nghiệm phosphatase kiềm: Xét nghiệm kiểm tra bilirubin, aspartate aminotransferase, alanine aminotransferase.

4.2.2 Giá trị Phosphatase kiềm thấp

  • Những bệnh lý suy dinh dưỡng
  • Thiếu một số dưỡng chất trong thực đơn ăn uống.
  • Bệnh lý di truyền về xương hypophosphatasia.

4.2.3 Kết quả bất thường

Nếu kết quả xét nghiệm Phosphatase kiềm cho kết quả bất thường, phản ánh các bất thường của cơ thể:

Ý nghĩa của xét nghiệm phosphatase kiềm (ALP) trong chẩn đoán bệnh gan xương - ảnh 3

  • Bệnh xơ gan.
  • Mật tắc ở trong hoặc ngoài gan.
  • Khối u trong gan Nguyên phát hoặc đã di căn.
  • Nhồi máu hoặc thiếu máu trong ruột.
  • Bệnh loãng xương hoặc Viêm khớp dạng thấp.
  • Suy giáp.
  • Thiếu dinh dưỡng.
  • Dư thừa vitamin B trong đường tiêu hóa.

Gan và xương đều là những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người, xét nghiệm phosphatase kiềm giúp phát hiện những vấn đề bất thường liên quan đến hai bộ phận trên. Từ đó có những phương pháp kiểm tra và chữa trị kịp thời, không để xảy ra những biến chứng hay di căn nguy hiểm đến tính mạng.