Loét miệng

Viêm loét đau miệng, còn được gọi là loét aphthous, là tổn thương nhỏ, nông, phát triển trên các mô mềm trong miệng và tại nướu răng

Tên gọi khác: Lở miệng

Triệu chứng

Đau hoặc khó chịu ở miệng; Lở loét miệng.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Cẩy phẩm của vết loét có thế được lấy để xét nghiệm, sinh thiết của các cạnh của các vết loét có thể cũng cần thiết để xác định nguyên nhân của vết loét

Điều trị

Một số lựa chọn điều trị tại chỗ, từ nước súc miệng và thuốc mỡ tại chỗ đến các corticosteroid cho các trường hợp nặng nhất

Tổng quan

Bệnh Loét miệng là gì?

Viêm loét đau miệng, còn được gọi là loét aphthous, là tổn thương nhỏ, nông, phát triển trên các mô mềm trong miệng và tại nướu răng. Nguyên nhân của loét miệng đôi khi không thể xác định nhưng cũng có thể được gây ra bởi một loại virus (như virus herpes simplex, hoặc virus Coxsackie phổ biến ở trẻ em) hoặc do một căn bệnh ung thư.

Triệu chứng loét miệng

Đau hoặc khó chịu ở miệng; Lở loét miệng.

Chẩn đoán loét miệng

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Cẩy phẩm của vết loét có thế được lấy để xét nghiệm, sinh thiết của các cạnh của các vết loét có thể cũng cần thiết để xác định nguyên nhân của vết loét. Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

Điều trị loét miệng

Một số lựa chọn điều trị tại chỗ, từ nước súc miệng và thuốc mỡ tại chỗ đến các Corticosteroid cho các trường hợp nặng nhất. Nếu vết loét là do vi khuẩn herpes, thuốc kháng virus có thể hữu ích.

Loét miệng - Ảnh minh họa 1
Loét miệng - Ảnh minh họa 2
Loét miệng - Ảnh minh họa 3
Loét miệng - Ảnh minh họa 4
Loét miệng - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Viêm loét đau miệng, còn được gọi là loét aphthous, là tổn thương nhỏ, nông, phát triển trên các mô mềm trong miệng và tại nướu răng. Không giống như các vết loét lạnh, viêm loét đau miệng không xảy ra trên bề mặt môi và không truyền nhiễm. Bệnh có thể gây đau đớn và khó chịu khi ăn và nói.

Hầu hết các viêm loét đau miệng tự biến mất trong 1-2 tuần. Đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ nếu có viêm loét đau miệng lớn bất thường hoặc đau, lở loét khó chữa lành.

Phòng ngừa

Nguyên nhân chính xác của các viêm loét đau miệng vẫn chưa rõ ràng, các nhà nghiên cứu nghi ngờ sự kết hợp của một số yếu tố sau là nguyên nhân gây bệnh:

  • Chấn thương nhỏ ở miệng do các thủ thuật nha khoa, đánh răng quá nhiều, rủi ro thể thao, do ăn thực phẩm nhiều gia vị hoặc có tính axit, do răng cắn phải.

  • Thực phẩm nhạy cảm, đặc biệt là sô-cô-la, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai và các loại thực phẩm có tính axit cao như: dứa, chanh,...

  • Dị ứng thức ăn.

  • Chế độ ăn uống thiếu vitamin B12, kẽm, acid folic, sắt.

  • Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng.

  • Do nhiễm Helicobacter pylori - vi khuẩn gây loét dạ dày - tá tràng.

  • Bệnh Celiac, rối loạn đường ruột nghiêm trọng gây ra bởi nhạy cảm với gluten - một loại protein tìm thấy trong hầu hết các loại ngũ cốc.

  • Bệnh viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

  • Bệnh Behcet, rối loạn hiếm gặp gây ra viêm nhiễm khắp cơ thể, bao gồm cả miệng.

  • Hệ thống miễn dịch bị lỗi,  tấn công các tế bào khỏe mạnh trong miệng thay vì các tác nhân gây bệnh.

  • Bệnh HIV/AIDS ngăn chặn hệ thống miễn dịch.

  • Thay đổi nội tiết trong thời gian kinh nguyệt.

  • Căng thẳng.

  • Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.

  • Không giống như các vết loét lạnh, viêm loét đau miệng không liên quan với nhiễm vi rút herpes.

Điều trị

Vết loét thường tái phát nhưng có thể làm giảm tần số bằng cách giải quyết các yếu tố sau:

Tránh các loại thực phẩm gây kích ứng miệng, bao gồm các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy, các loại gia vị mạnh, thức ăn mặn và các loại trái cây có tính axit như dứa, bưởi, cam. 

Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Thường xuyên ăn sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi.

Không nhai và nói chuyện cùng lúc để tránh gây ra chấn thương nhỏ ở lớp tế bào của miệng.

Vệ sinh răng miệng tốt. Thường xuyên đánh răng sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần có thể giữ miệng sạch sẽ. Sử dụng bàn chải mềm giúp ngăn ngừa kích ứng mô miệng, tránh các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.

Bảo vệ miệng. Nếu có niềng răng hoặc các thiết bị nha khoa khác, hãy hỏi nha sĩ về sáp chỉnh hình răng.