Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Tay chân miệng ở trẻ là bệnh gì?, chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y Tế

12/10/2021
Tay chân miệng ở trẻ là bệnh gì?, chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y Tế

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm do nhóm tác nhân enterovirus gây ra. Vi rút gây bệnh chủ yếu bao gồm enterovirus 71 (EV71) và coxsackievirus. Chẩn đoán bệnh tay chân miệng dựa vào các thông tin liên quan đến dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.

1. Tay chân miệng ở trẻ là bệnh gì?

Tay chân miệng ở trẻ là bệnh lý do vi rút coxsackie và enterovirus 71 (EV71) gây nên. Bệnh phổ biến ở những trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, đặc biệt từ 6 tháng đến 3 tuổi là độ tuổi được đi nhà trẻ và dễ lây cho nhau.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi ít có khả năng mắc bệnh vì được bảo vệ từ kháng thể của người mẹ. Đường lây lan chính của bệnh tay chân miệng là đường tiêu hóa. Vi rút xâm nhập vào cơ thể trẻ bệnh qua niêm mạc hệ tiêu hóa như: Miệng, ruột và lan truyền đến các cơ quan khác trong cơ thể theo đường máu. Vi rút gây bệnh có ái tính với các cơ quan như hệ Thần kinh trung ương, da, niêm mạc, tim, phổi.

Những trẻ mắc bệnh tay chân miệng có các biểu hiện đặc trưng với những tổn thương dạng bọng nước ở niêm mạc miệng, da lòng bàn tay và lòng bàn chân, đầu gối hai bên và mông.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Viêm Não màng não, phù phổi cấp và Viêm cơ tim gây suy tuần hoàn và Hô hấp cấp tính. Những biến chứng này là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng nếu không được chữa trị kịp thời.

Tay chân miệng ở trẻ là bệnh gì?, chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y Tế - ảnh 1
Viêm màng Não là biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

2. Chẩn đoán bệnh tay chân miệng

Một trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường được phát hiện để theo dõi và điều trị dựa vào các thông tin liên quan đến dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và kết quả của các xét nghiệm cận lâm sàng.

2.1 Đặc điểm dịch tễ

Những đặc điểm liên quan đến lứa tuổi, thời điểm mắc bệnh và số trẻ mắc bệnh trong một khu vực trong cùng một thời gian là những gợi ý quan trọng liên quan đến các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ.

2.2 Lâm sàng

Một ca bệnh tay chân miệng điển hình sẽ trải qua 4 giai đoạn

2.2.1 Giai đoạn ủ bệnh

Được tính kể từ thời điểm vi rút xâm nhập vào cơ thể người đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên trên lâm sàng. Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thời gian ủ bệnh kéo dài trung bình từ 3 đến 7 ngày.

2.2.2 Giai đoạn khởi phát

Các biểu hiện lâm sàng chỉ thoáng qua và không điển hình. Trẻ mắc bệnh có thể bị Sốt nhẹ, chán ăn, đau vùng họng, toàn thân mệt mỏi, quấy khóc và rối loạn tiêu hóa.

2.2.3 Giai đoạn toàn phát

Đây là thời điểm các triệu chứng lâm sàng trở nên rầm rộ khiến trẻ phải nhập hiện. Các triệu chứng điển hình của bệnh xuất hiện bao gồm:

  • Các nốt phỏng nước và vết loét đỏ ở niêm mạc khoang miệng, nướu răng và lưỡi.
  • Nốt phỏng nước đỏ ở da lòng bàn tay, lòng bàn chân, hai gối và mông. Chúng thường biến mất sau một tuần và để lại các vết thâm tăng sắc tố trên da.
  • Sốt cao
  • Nôn mửa nhiều.
  • Các rối loạn tim mạch, hô hấp và thần kinh bắt đầu xuất hiện ở những ngày đầu của bệnh.
Tay chân miệng ở trẻ là bệnh gì?, chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y Tế - ảnh 2
Trẻ xuất hiện những bọng nước đỏ khi mắc chân tay miệng
2.2.4 Giai đoạn lui bệnh

Ở những trường hợp nhẹ nếu không xuất hiện biến chứng, trẻ mắc bệnh có khả năng hồi phục hoàn toàn sau 3 đến 5 ngày kể từ giai đoạn toàn phát.

2.3 Các xét nghiệm cận lâm sàng

Khi nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng sau:

  • Công thức máu
  • Bilan viêm với protein C phản ứng (CRP)
  • Bilan nước điện giải
  • Xét nghiệm đường máu
  • Xquang lồng ngực
  • Định lượng men tim
  • Siêu âm tim
  • Chọc dò dịch não tủy
  • Chụp MRI sọ não
  • Xét nghiệm phát hiện vi rút trong cơ thể: Các mẫu bệnh phẩm được lấy từ vùng da niêm mạc có các tổn thương như niêm mạc hầu họng, niêm mạc trực tràng, các nốt phỏng nước trên da và được thực hiện các Xét nghiệm phân lập vi rút.

3. Điều trị bệnh tay chân miệng

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với loại vi rút này, vì thế nguyên tắc điều trị bệnh tập trung vào:

  • Bổ sung đầy đủ các chất Dinh dưỡng cho trẻ, nâng cao tổng trạng của trẻ
  • Điều trị hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng
  • Phối hợp sử dụng kháng sinh khi phát hiện các biến chứng nhiễm khuẩn
  • Theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng lên tim mạch, hô hấp và thần kinh để điều trị kịp thời.
Tay chân miệng ở trẻ là bệnh gì?, chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y Tế - ảnh 3
Chân tay miệng được điều trị bằng kháng sinh

4. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh Truyền nhiễm do vi rút gây ra và lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa. Bệnh có thể dự phòng được bằng các biện pháp sau:

  • Cách ly tập trung theo các nhóm bệnh
  • Rửa tay bằng các dung dịch sát khuẩn kĩ trước và sau khi chăm sóc hoặc tiếp xúc với người bệnh, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Khử khuẩn và vệ sinh sạch sẽ các bề mặt đồ vật và giường bệnh
  • Các chất thải của người bệnh cần được xử lý theo đúng quy định
  • Ăn uống bằng các thực phẩm an toàn và sử dụng nguồn nước sạch.
  • Vệ sinh vật dụng của trẻ, đặc biệt là đồ chơi.