Các bệnh lý về đường tiêu hóa đang trở nên phổ biến tại Việt Nam với tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng cao. Bệnh tiêu hóa thường gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc của bệnh nhân.
Các bệnh tiêu hóa thường gặp bao gồm: Tiêu chảy, Táo bón, Trào ngược thực quản, Đau dạ dày, Viêm loét dạ dày tá tràng, Rối loạn tiêu hóa, Bệnh trĩ... Để bệnh không kéo dài dẫn đến tình trạng mãn tính, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.
Đăng ký đặt lịch: 0963738199
Đội ngũ bác sĩ trực tiếp khám Tiêu hóa - Gan mật cùng Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức
1.Tiến sỹ, Bác sỹ QUÁCH VĂN KIÊN - Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2.Tiến sỹ, Bác sỹ NGUYỄN NGỌC ÁNH - Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
3. BSCKII PHẠM PHÚC KHÁNH - Trung tâm Phẫu Thuật Đại trực tràng tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
4. BSCKII NGUYỄN ĐẮC THAO - Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng - Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Quy trình thực hiện khám tiêu hóa
Với các trường hợp khám tiêu hóa, đại đa số cơ sở y tế đều thực hiện theo quy trình sau:
- Bước thứ nhất: Thăm khám lâm sàng
Ở bước này, người bệnh sẽ được bác sĩ đặt các câu hỏi để đánh giá sức khỏe tổng quát nói chung và hiện trạng đường tiêu hóa nói riêng. Theo đó, bác sĩ sẽ thăm khám:
- Đo cân nặng, huyết áp.
- Kiểm tra củng mạc mắt, lòng bàn tay,...
- Quan sát và khám bụng
Bên cạnh đó, bác sĩ còn trao đổi với bệnh nhân về các loại thuốc đang sử dụng, chế độ dinh dưỡng, tiền sử bệnh lý,... Từ bước này bác sĩ sẽ có căn cứ để đưa ra chỉ định kiểm tra cho bước tiếp theo.
- Bước thứ hai: Tiến hành xét nghiệm cận lâm sàng
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp như:
+ Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm ổ bụng tổng quát, nội soi đại trực tràng, nội soi dạ dày.
+ Xét nghiệm phân.
+ Test hơi thở.
- Bước thứ ba: Nhận kết quả xét nghiệm và tư vấn điều trị
Dựa trên các kết quả kiểm tra đã nhận được, bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân cần phải thực hiện các xét nghiệm hoặc kiểm tra chuyên sâu hoặc đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của người bệnh và nếu cần sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Những lưu ý khi đi khám tiêu hóa
Để quá trình khám tiêu hóa diễn ra thuận lợi và đảm bảo tính chính xác của kết quả, trước khi khám người bệnh cần lưu ý:
- Khi được yêu cầu nội soi dạ dày
+ Trước khi nội soi cần nhịn ăn 6 - 8 giờ, nhịn uống 2 - 3 giờ để tránh bị sặc lên đường thở khi nội soi.
+ Người có tiền sử dị ứng, bị bệnh cao huyết áp, tim mạch, hen cần báo để bác sĩ biết.
+ Phụ nữ đang nghi ngờ mang thai hoặc đang có thai cần báo với bác sĩ.
- Khi được yêu cầu nội soi đại tràng
+ Trước ngày nội soi cần kết thúc bữa tối trước 20 giờ.
+ Trước khi nội soi 3 - 4 ngày tốt nhất nên tăng cường chất xơ, ăn nhẹ và chọn thực phẩm dễ tiêu hóa.
+ Phụ nữ nên nội soi sau khi kết thúc kỳ kinh và nếu đang nghi ngờ mang thai hoặc đang có thai cần báo với bác sĩ.
+ Không dùng các loại nước có màu sẫm vì nó dễ làm cho việc quan sát đại tràng của bác sĩ trở nên khó khăn hơn.
+ Người có tiền sử dị ứng hoặc đang mắc các bệnh lý huyết áp, tim mạch, hen cần thông báo với bác sĩ.
+ Nên đi khám vào buổi sáng để kết quả chính xác, việc nội soi diễn ra dễ dàng hơn và không phải nhịn ăn trong thời gian quá lâu.