1. Khoét chóp cổ tử cung là gì?
Khoét chóp cổ tử cung là thủ thuật cắt bỏ một phần hình nón của cổ tử cung nhằm loại bỏ tổn thương ở khu vực này. Phương pháp này được chỉ định chủ yếu nhằm chẩn đoán và điều trị bệnh lý ở cổ tử cung. Cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện khoét chóp cổ tử cung để:
- Theo dõi các xét nghiệm Pap bất thường liên tục;
- Chẩn đoán các tình trạng tiền Ung thư cổ tử cung;
- Chẩn đoán ung thư cổ tử cung xâm lấn (tế bào ung thư xâm lấn các mô xung quanh hoặc lan rộng ra ngoài cổ tử cung);
- Điều trị tiền ung thư cổ tử cung, ung thư biểu mô tại chỗ hoặc ung thư cổ tử cung giai đoạn IA1.
Tác dụng phụ của khoét chóp cổ tử cung:
- Tiết dịch âm đạo trong vài tuần, dịch tiết có màu nâu hoặc vàng;
- Co thắt và khó chịu nhẹ;
- Nhiễm trùng;
- Xuất huyết: Gây Chảy máu trong khi thực hiện phẫu thuật hoặc sau khi thực hiện phẫu thuật. Chảy máu trong khi phẫu thuật có thể kiểm soát bằng các kỹ thuật như khâu hoặc thậm chí là cắt bỏ tử cung nếu chảy máu nghiêm trọng. Nếu bệnh nhân chảy máu sau phẫu thuật, bác sĩ có thể kê thuốc bôi để ngưng chảy máu;
- Hẹp cổ tử cung và suy cổ tử cung là biến chứng muộn.
3. Khoét chóp cổ tử cung có sinh con được không?
3.1 Về khả năng sinh con
Khoét chóp cổ tử cung (sinh thiết nns) là phương pháp áp dụng cho phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu (giai đoạn 0 hoặc IA1). Nếu việc sinh thiết nón sau khoét chóp cổ tử cung đã loại bỏ tất cả khối u và mẫu sinh thiết cho thấy phần còn lại không còn tế bào ung thư thì người bệnh hoàn toàn có thể sinh con trước khi có thêm điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, trong thời gian này, bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ bởi bác sĩ điều trị.
Mặt khác, cũng có một số trường hợp khoét chóp cổ tử cung gây ảnh hưởng tới khả năng mang thai. Đó là các trường hợp phải khoét sâu, rộng hoặc biến chứng hẹp cổ tử cung, suy cổ tử cung,... khiến tinh trùng khó gặp trứng hơn để thụ tinh, hình thành phôi thai. Ngoài ra, nếu bệnh nhân xuất hiện biến chứng chảy máu nghiêm trọng trong quá trình phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung, buộc phải cắt bỏ cổ tử cung cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng có thai sau này.
3.2 Về nguy cơ sảy thai
Theo nghiên cứu trên tạp chí Obstetrics & Gynecology, những phụ nữ có thai trong vòng 12 tháng sau khi khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện có nguy cơ Sảy thai cao gấp 6 lần so với người có thai sau khoảng thời gian này.
Thực tế, khoét chóp cổ tử cung trong những bệnh lý ở cổ tử cung có liên quan nhiều tới nguy cơ sảy thai muộn hoặc Sinh non do liên quan tới sự toàn vẹn cổ tử cung. Khi khoét chóp, một lượng lớn sợi collagen ở cổ tử cung bị mất, làm giảm khả năng chịu đựng của cổ tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non. Mặt khác, khoét chóp cũng làm mất các tuyến ở cổ tử cung, khi có thai, cổ tử cung sẽ không hình thành được nút nhầy, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng màng ối, tăng nguy cơ ối vỡ non và chuyển dạ sinh non. Ngoài ra, những vết Sẹo trên cổ tử cung cũng làm cổ tử cung không mềm mại và tăng tỷ lệ ối vỡ non.
Bên cạnh đó, cổ tử cung cần có thời gian phục hồi và tái cấu trúc. Vì vậy, để giảm nguy cơ sinh non, cần chú ý khoảng thời gian từ lúc khoét chóp cổ tử cung đến thời điểm Mang thai cần phải kéo dài trên 12 tháng.
Khoét chóp cổ tử cung là thủ thuật điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm đơn giản, ít xâm lấn. Tuy nhiên, vẫn có sự liên quan giữa kỹ thuật này và nguy cơ khó có thai hoặc sảy thai. Vì vậy, tốt nhất phụ nữ nên đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản để kịp thời phát hiện bệnh và có phương án điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng.
Sau khi làm thủ thuật, bạn sẽ phải đến gặp bác sĩ sau 01 tuần và nếu bình thường sẽ khám phụ khoa định kỳ mỗi 06 tháng. Bạn sẽ được thực hiện lại các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung để chắc chắn rằng tất cả các tế bào bất thường đã biến mất hoàn toàn và đảm bảo không quay trở lại.