1. Lợi ích của việc lưu trữ máu cuống rốn
Máu cuống rốn còn được gọi là máu bánh nhau hay máu dây rốn, là phần máu còn lại trong dây rốn và bánh nhau sau khi sinh. Trước kia, máu cuống rốn từng bị xem là một loại rác thải y tế, nhưng đến nay, Tế bào gốc máu cuống rốn đã được dùng điều trị trên 80 bệnh , trong đó có nhiều bệnh lý của hệ tạo máu, rối loạn miễn dịch di truyền, có thể kể đến các bệnh phổ biến như: Ung thư máu, u tủy, suy tủy, u lympho, huyết tán - Thalassemia, ly thượng bì...; Các bệnh đang nghiên cứu: Tự kỷ, đái tháo đường, Alzheimer, Parkinson...
Nguồn cung cấp sẵn có các tế bào gốc tạo máuTrong trường hợp cần ghép tế bào gốc tạo máu, việc tìm ra mẫu phù hợp luôn là vấn đề nan giải. Giờ đây, tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ trong ngân hàng Máu cuống rốn sẽ là nguồn cung cấp dồi dào, giúp bạn giảm thiểu chi phí và rút ngắn thời gian trị liệu.
Tế bào gốc máu cuống rốn có khả năng chữa trị nhiều bệnh, ngay cả các bệnh hiểm nghèoVới khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào trong máu như tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào tiểu cầu, tế bào máu cuống rốn đã trở thành chiếc phao cứu sinh giúp điều trị nhiều bệnh lý như ung thư máu, suy tủy, u lympho,...
Giảm nguy cơ đào thải với mảnh ghépMảnh ghép chống lại vật chủ là một biến chứng phổ biến trong các ca cấy ghép. Máu cuống rốn được lưu trữ và sử dụng cho chính bản thân bé sau này đã giúp giảm đáng kể nguy cơ thải loại mảng ghép và giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Hơn thế nữa, tế bào gốc từ máu cuống rốn còn có khả năng tương thích cao với người nhà của bé.
Thu thập nhanh chóng, dễ dàng và không có rủi ro đối với cả mẹ và bé.Chỉ mất từ 2-3 phút cho việc thu thập mẫu máu cuống rốn. Quá trình này không gây đau đớn và cũng không ảnh hưởng đến quá trình sinh của bạn dù bạn sinh thường hay sinh mổ.
Tế bào gốc máu cuống rốn “trẻ” và “khỏe” hơnSo với các loại tế bào gốc khác, như tế bào gốc tủy xương, tế bào gốc máu cuống rốn có nhiều ưu điểm hơn như là:
- Ít phụ thuộc vào các tế bào cơ địa hơn các tế bào tương ứng trong tủy xương hoặc máu ngoại vi [1-3].
- Có DNA telomere dài hơn so với các tế bào tương tự từ tủy xương hoặc máu ngoại vi. Do đó, có khả năng bảo toàn cao hơn sau mỗi lần phân chia, đồng nghĩa với việc tạo ra số lượng tế bào con lớn hơn, lượng máu lớn hơn [3-5].
- Các tế bào này đều ở trạng thái “sơ sinh”, không chịu ảnh hưởng của tuổi tác và môi trường. Bên cạnh đó nguồn tế bào này cũng thường không có virus, vi khuẩn nên có tính an toàn cao trong điều trị lâm sàng.
2. Thời điểm và quy trình lấy máu cuống rốn
Máu cuống rốn được thu thập từ dây rốn qua tĩnh mạch dây rốn và cho vào túi dẻo có chất chống đông ngay sau khi sinh. Quy trình thu thập máu cuống rốn chỉ mất từ 2-3 phút và diễn ra như sau:
- Ngay sau khi mẹ sinh bé, nhân viên y tế sẽ kẹp 1 đoạn cuống rốn dài ít nhất 10 cm.
- Có thể cắt ngay đoạn cuống rốn này để lấy mẫu máu hoặc chờ đến sau khi sổ nhau.
- Sát trùng bề mặt dây rốn bằng dung dịch Povidone – Iodine.
- Chọc kim của túi thu thập vào tĩnh mạch dây rốn và tiến hành lấy máu.
- Kẹp dây túi thu thập và rút kim ra.
- Lắc túi thu thập nhẹ nhàng để trộn đều máu với chất chống đông.