Mổ nội soi gỡ dính, thông tắc vòi trứng

Mổ nội soi gỡ dính và thông tắc vòi trứng là phương pháp điều trị phổ biến được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Khi nào cần mổ thông tắc vòi trứng?

Để chẩn đoán tình trạng tắc vòi trứng và lựa chọn phương pháp điều trị, bệnh nhân sẽ được chụp tử cung - vòi trứng với sự hỗ trợ của chất cản quang. Kết quả chẩn đoán cho biết có tình trạng tắc dính vòi trứng hay không. Tuy nhiên, không loại trừ một số trường hợp kết quả dương tính giả, nghĩa là mặc dù kết luận là có tắc vòi trứng nhưng thật sự không tắc. Nguyên nhân dẫn đến dương tính giả là do sự co thắt sinh lý của cơ thể khi tiến hành bơm thuốc cản quang.

Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật giúp bác sĩ có thể quan sát tử cung, buồng tử cung và phần tai vòi một cách đầy đủ và chính xác, nên mổ nội soi trước tiên là dùng để chẩn đoán. Khi đã xác định có dính tắc vòi trứng, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương của bệnh nhân. Nếu là mức độ nhẹ, tức tai vòi dính ít, còn di động thì bác sĩ sẽ thực hiện tái tạo vòi trứng và kiểm tra khả năng thông thương. Đối với trường hợp tổn thương quá nặng thì khuyến cáo nên tiến hành kẹp đốt hoặc cắt luôn 2 tai vòi để giảm nguy cơ sau này bệnh nhân Mang thai ngoài tử cung khi thụ tinh trong ống nghiệm.

Khi mổ nội soi, tử cung sẽ được đánh giá cả về kích thước, tình trạng lòng tử cung, có vách ngăn hay viêm dính không, nhằm xác định các yếu tố có thể gây Sảy thai hay sinh non. Ngoài ra, hai bên buồng trứng cũng sẽ được đánh giá về kích thước, có khối u hay có phóng noãn hay không.

Mổ thông tắc vòi trứng thường được chỉ định khi:

  • Chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang phát hiện có tình trạng tắc nghẽn vòi trứng;
  • Vòi trứng chứa đầy nước hoặc mủ, gây tắc dính;
  • Yêu cầu từ người bệnh, muốn mở vòi trứng sau khi thắt để phòng tránh thai.
Mổ nội soi gỡ dính, thông tắc vòi trứng - ảnh 1
Mổ thông tắc vòi trứng thường được chỉ định khi có tình trạng tắc nghẽn vòi trứng

2. Phẫu thuật nội soi điều trị tắc dính vòi trứng

Mổ nội soi điều trị tắc dính vòi trứng như thế nào còn tùy thuộc vào vị trí, mức độ tắc nghẽn của vòi trứng và tình trạng của bệnh nhân. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được khám tổng quát để đánh giá xem có đủ sức khỏe để thực hiện hay không, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ tai biến, biến chứng xảy ra. Căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật nội soi áp dụng cho tắc dính vòi trứng, đó là:

  • Phẫu thuật nội soi thông tắc vòi trứng, ống dẫn trứng: Thường được thực hiện cho những trường hợp ống dẫn trứng tắc đoạn gần (chiếm khoảng 10 - 25% các bệnh lý về ống dẫn trứng). Bác sĩ tiến hành thông ống dẫn trứng dưới sự hướng dẫn của nội soi, giúp loại bỏ những mẫu mô vụn và tách những chỗ dính trong lòng ống dẫn trứng. Tỷ lệ thành công của phương pháp này có thể lên đến 85%;
  • Phẫu thuật nội soi gỡ dính vòi trứng, ống dẫn trứng: Đối với trường hợp ống dẫn trứng bị dính do viêm nhiễm, dễ dẫn đến thai ngoài tử cung thì bệnh nhân cần được phẫu thuật cắt nong, gỡ dính vòi trứng, ống dẫn trứng để đảm bảo tinh trùng và trứng có thể lưu thông bình thường mà không bị mắc kẹt lại.

3. Lưu ý cho bệnh nhân mổ nội soi vòi trứng Mổ nội soi gỡ dính, thông tắc vòi trứng - ảnh 2

Khác với mổ hở, mổ nội soi thông tắc, gỡ dính vòi trứng thường không đòi hỏi người bệnh phải nằm viện quá lâu

Khác với mổ hở, mổ nội soi thông tắc, gỡ dính vòi trứng thường không đòi hỏi người bệnh phải nằm viện quá lâu. Theo đó, thời gian hồi phục để xuất viện thường khoảng sau vài ngày hoặc chậm nhất là vài tuần, bệnh nhân có thể quay trở lại sinh hoạt bình thường.

Một trong những điều chị em phụ nữ quan tâm nhất khi thực hiện phẫu thuật nội soi gỡ dính, thông tắc vòi trứng là tỷ lệ thành công và nguy cơ biến chứng. Để nâng cao hiệu quả điều trị, tăng khả năng thụ thai tự nhiên, đồng thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần lưu ý:

  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa giỏi, giàu kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực điều trị Ngoại khoa;
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan, hạn chế stress, lo lắng quá mức vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị;

Sau khi mổ thông tắc, gỡ dính vòi trứng, bệnh nhân nên để tự nhiên trong vòng 3 tháng, nếu không được mới lên kế hoạch điều trị hiếm muộn. Trong thời gian này, người phụ nữ nên giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng tiêu cực vì dễ gây ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng. Người bệnh có thể đến gặp bác sĩ đã phẫu thuật cho mình hoặc khoa Vô sinh hiếm muộn để được tư vấn phương án điều trị. Nếu tình trạng dính tắc vòi trứng quá nặng, nhiều khả năng phải tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.

Khi đã được chẩn đoán bị tắc dính vòi trứng thì phụ nữ nên thăm khám và bắt đầu điều trị sớm. Vì đối với nữ giới, số lượng và chất lượng trứng sẽ giảm dần theo thời gian, do đó càng lớn tuổi, khả năng thụ thai tự nhiên sẽ càng giảm dần.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

GS.TS.BS Nguyễn Đình Tảo

  • Số 150 Nguyễn Sơn Hà, Yên Phúc, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ Phạm Văn Hưởng

  • 431 Tam Trinh (Lô 01 – 8A), Cụm Công Nghiệp Hoàng Mai – Quận Hoàng Mai – Hà Nội – Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Phương

  • Số 29 Hàn Thuyên, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền

  • 431 Đường Tam Trinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Đào Thu Hiền

  • 16 Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*