1. Người lớn viêm gan nên ăn gì?
Khi bị viêm gan, gan của người bệnh sẽ yếu đi, khi nạp quá nhiều thực phẩm không tốt sẽ khiến gan quá tải. Bởi vậy người bệnh viêm gan nên ăn các thực phẩm tốt cho gan gồm:
- Thực phẩm giàu protein như thịt lợn nạc, thịt bò, gà nạc, trứng, hải sản,...
- Các loại đỗ như đỗ xanh, đỗ đen, đỗ trắng, đỗ đỏ, đỗ tương,... có tác dụng giải độc tốt cho gan, làm mát gan, cung cấp nhiều năng lượng để cơ thể có khả năng tái tạo, phục hồi
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ quá trình phục hồi gan diễn ra nhanh hơn, trong đó rau xanh, trái cây là lựa chọn tối ưu cho người bệnh gan.
- Sữa bò, sữa bột là thực phẩm giàu protein tốt cho người viêm gan mãn tính. Methionin trong sữa bò giúp cơ thể tổng hợp Choline giúp tăng cường khả năng ngăn mỡ tích tụ lại gan hiệu quả
- Các thực phẩm ngọt, nhiều bột như gạo, mật ong, trái cây ngọt có chứa hàm lượng đường tự nhiên cao, không gây hại cho gan.
2. Bệnh viêm gan kiêng ăn gì?
Một số thực phẩm sau đây, người bệnh viêm gan nên kiêng gì, cần hạn chế để đảm bảo sức khỏe cho gan:
- Nội tạng động vật như gan, tim, lòng... chứa nhiều cholesterol gây ảnh hưởng đến quá trình lọc thải độc tố, quá trình chuyển hóa chất béo tại gan, đồng thời cản trở bài tiết mật, rất không tốt cho người bệnh viêm gan
- Thịt dê có chứa lượng lớn lipid, tạo gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, lọc thải độc tố tại gan.
- Tôm không dành cho người bệnh viêm gan bởi tôm cung cấp nhiều đạm, cholesterol khiến gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa hết chất
- Măng chứa nhiều chất xơ, gây khó tiêu ở dạ dày, tác động đến quá trình chuyển hóa tại gan.
- Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ là nguyên nhân khiến viêm gan chuyển biến thành gan nhiễm mỡ, xơ gan.
- Lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol, người bệnh viêm gan nên hạn chế, tốt nhất là 1-2 quả/ tuần.
3. Dinh dưỡng cho người viêm gan
3.1 Người bệnh viêm gan cấp tính
Ở thời kỳ bênh viêm gan cấp tính, người bệnh có thể có các dấu hiệu sốt, nôn mửa, đau nhức, lười ăn. Gan vẫn tiếp tục làm việc khi tế bào gan bắt đầu có những tổn thương, Dinh dưỡng cho người viêm gan cần nhẹ nhàng cho gan, dạ dày và ruột.
Người bệnh không thể chịu đựng được những bữa ăn nhiều chất béo, một số thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu. Đối với người bệnh viêm gan mãn tính cần chú ý hơn nữa chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp, hỗ trợ điều trị bệnh, hạn chế nguy cơ biến chứng bệnh.
Người bệnh viêm gan mãn tính cần tuân thủ nguyên tắc chế độ ăn:
- Năng lượng mỗi ngày cần đảm bảo 35 Kcal/kg
- Proid: 1-1,5g/kg cân nặng hiện tại/ ngày
- Lipid: 15-20% tổng năng lượng. Axit béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiến 1/3 và axit béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid
- Đủ vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B, K) và muối khoáng.
- Nước: 1,5- 2 lít/ngày
- Số bữa ăn: 3-4 bữa/ ngày.
3.2 Một số thực đơn tham khảo dành cho người lớn bị viêm gan
Mẫu 1: Đảm bảo mỗi ngày 1500Kcal, Protid: 59g, Lipid: 22g, Glucid: 262g
- Sáng: Bún thịt bò, quả chín 100g
- Trưa: Cơm 2 lưng bát, thịt nạc viên hấp 60g, canh bí 200g, nước cam 200ml
- Chiều: Cơm 2 lưng bát, thịt bò xào rau cải, đu đủ 100g
- Tối: Sữa tươi 200ml
Mẫu 2: Năng lượng mỗi ngày 1770 Kcal, Protid: 82g, Lipid: 31g, Glucid: 288g
- Sáng: Cháo thịt, quả chín 100g
- Trưa: Cơm 2 bát, thịt bò xào thập cẩm, canh cải 1 bát
- Chiều: Cơm 2 bát, đậu Sốt cà chua, tôm rang 50g, canh rau 200g, quả chín 100g
- Tối: Sữa 200ml
Mẫu 3: Năng lượng 2100 Kcal, Protid: 86g, Lipid: 44g, Glucid: 347g
- 7h sáng: Bánh mì trứng, quả chín 100g
- 9h: 1 cốc chè đỗ đen
- 11h: Cơm 2 bát, thịt rim 50g, canh bí xanh tôm nõn, quả chín 200g
- 15h: 1 hộp sữa nước 200ml
- 17h: Cơm , thịt gà rang 80g, rau muống luộc 200g, quả chín 200g.