1. Nguyên nhân chính gây xỉn màu răng
Răng bị ố vàng, xỉn màu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Nhưng chắc chắn một điều nó sẽ khiến bạn mất tự tin, ngại giao tiếp hơn. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến răng ngả màu.
Nhiễm màu trên bề mặt răng (xỉn màu ngoại sinh)
- Sử dụng thực phẩm, đồ uống có màu
- Hút thuốc lá
- Vệ sinh răng miệng kém
- Nước súc miệng
Nhiễm màu sâu bên trong cấu trúc răng (xỉn màu nội sinh)
- Do tuổi tác
- Do di truyền
- Nhiễm kháng sinh Tetracycline
- Florua dư thừa
Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân dẫn đến răng ố vàng.
Để khắc phục tình trạng này hiện nay có rất nhiều phương pháp Thẩm mỹ răng. Trong trường hợp chỉ bị xỉn màu ngoại sinh, bạn có thể làm sạch bằng các phương pháp tẩy trắng. Còn với xỉn màu nội sinh không thể cứu vãn bằng các phương pháp làm sạch răng thông thường mà cần nhờ tới công Nghệ bọc răng sứ, dán sứ veneer.
2. Các phương pháp tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng là quá trình làm màu răng trắng, sáng bóng hơn. Bằng việc dùng hóa chất hoặc kết hợp hóa chất với năng lượng ánh sáng, bằng phản ứng oxy hóa cắt đứt các nối đôi của chất hữu cơ tạo màu trong răng. Từ đó răng trắng bật tone hơn răng ban đầu.
Hiện nay, có 2 phương pháp phổ biến nhất là tẩy trắng răng bằng máng thuốc tại nhà và tẩy trắng răng bằng đèn tẩy trắng tại phòng khám.
2.1 Tẩy trắng răng bằng máng thuốc tại nhà
Đây là giải pháp Thẩm mỹ răng vừa tiết kiệm vừa tiện lợi vì có thể thực hiện tại nhà. Với phương pháp này bác sĩ sẽ lấy dấu răng và làm một máng tẩy vừa vặn với hàm răng của bạn. Máng răng được làm từ nhựa trong suốt, có tác dụng giữ thuốc tẩy răng và ngăn không cho nước bọt tràn vào. Máng được sử dụng cùng thuốc tẩy trắng có nồng độ thấp nên ít gây ê buốt.
Lựa chọn cách làm trắng răng này, bạn được chủ động về thời gian, dễ thao tác mà vẫn đảm bảo hiệu quả trắng sáng răng nhanh chóng.
2.2 Tẩy trắng răng bằng đèn tẩy trắng
Được đánh giá là công Nghệ làm trắng răng hiện đại nhất. Với việc sử dụng ánh sáng xanh sẽ kích hoạt phản ứng làm cắt đứt các liên kết màu trong men, ngà răng. Giúp răng trắng hơn mà không thay đổi cấu trúc men, ngà răng, không gây hại cho men răng. Thời gian thực hiện chỉ khoảng 1 tiếng.
Nhược điểm của phương pháp này là cần bác sĩ có tay nghề cao. Nếu không dễ dẫn tới tình trạng kích ứng môi, nướu hoặc tăng sự nhạy cảm.
3. Tẩy trắng răng có làm hỏng men răng không?
Tẩy trắng răng được nghiên cứu là an toàn cho sức khỏe răng miệng được nhiều người ưa chuộng. Không làm hại men răng hay thay đổi cấu trúc răng nếu thực hiện đúng cách. Để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tối ưu, bạn nên tìm đến nha khoa uy tín. Vì ở đây bạn sẽ được sử dụng thuốc tẩy trắng chính hãng, hệ thống đèn tẩy trắng hiện đại, bác sĩ nha khoa tay nghề cao.
Trường hợp tẩy trắng bằng máng thuốc tại nhà cũng nên có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ. Tránh tình trạng sử dụng thuốc bên ngoài không rõ nguồn gốc với nồng độ tùy ý, có thể lan xuống nướu, dẫn đến các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.
Kết quả ở mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng nhiễm màu ban đầu. Độ trắng có thể giảm dần theo thời gian nhưng vẫn trắng sáng hơn màu răng ban đầu.
Khách hàng có thể tham khảo:
Tẩy trắng răng hoàn toàn không làm hỏng men răng.
4. Những lưu ý khi tẩy trắng răng
Trước khi làm trắng, cần làm sạch cao răng, điều trị dứt điểm sâu răng, viêm nướu, nha chu, phục hồi các cổ răng bị mòn, chống ê buốt nếu răng quá nhạy cảm.
Trường hợp răng nhiễm màu nặng, bạn có thể kết hợp cả 2 phương pháp tẩy tại phòng khám và đeo máng tại nhà để đạt hiệu quả như mong muốn.
Sau khi tẩy 2 tuần, nên kiêng thực phẩm và đồ uống có màu, tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, chăm sóc răng miệng thật kỹ giúp hạn chế nhiễm màu lại.
Hiện nay, do tình trạng tẩy trắng răng được thực hiện tràn lan tại nhiều cơ sở không đầy đủ trang thiết bị, bác sĩ không tư vấn rõ ràng hoặc một số người tự mua thuốc tẩy trắng tại nhà, dẫn đến tình trạng làm Bỏng nướu răng, viêm tủy. Vì vậy, cần tìm đến các nha khoa đáng tin cậy để mang lại hiệu quả tối ưu, an toàn.
5. Cách bảo quản bàn chải đánh răng vệ sinh, sạch khuẩn
5.1 Làm sạch bàn chải đánh răng sau khi dùng
Sau khi đánh răng xong, bạn nên tập cho mình thói quen vệ sinh bàn chải đánh răng ngay với nước sạch, để loại bỏ các vụn thức ăn cùng phần kem đánh răng còn sót lại trên bàn chải.
Không cất bàn chải ngay sau khi đánh răng, bởi như vậy bạn đang vô tình lưu lại các vi khuẩn, chất bẩn lên bàn chải của mình và khi đánh răng vào lần sau có thể sẽ hấp thụ vào cơ thể.
5.2 Đặt bàn chải thẳng đứng, không đặt nằm ngang
Bàn chải đánh răng nên được đặt thẳng đứng, không đặt nằm ngang, bởi đặt đứng thì đầu bàn chải mới nhanh ráo nước, sạch khô, đặt nằm ngang bàn chải thường bị ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển.
Bàn chải đánh răng của mỗi người không nên để tiếp xúc quá gần với nhau, mỗi bàn chải nên giữ một khoảng cách nhất định thì chúng mới dễ khô ráo và vi khuẩn không có cơ hội di chuyển từ bàn chải này đến bàn chải khác, gây nguy hại cho sức khỏe của mọi người.
5.3 Không bảo quản ở nơi kín, ẩm
Tránh bảo quản bàn chải đánh răng trong hộp hay túi đựng kín hay ở những nơi ẩm ướt vì những nơi này dễ bị vi khuẩn, vi trùng xâm nhập, phát triển hơn là bảo quản ở những nơi thông thoáng.
6. Nên sử dụng loại bàn chải đánh răng nào?
Hầu hết các chuyên gia nha khoa đều đồng ý rằng bàn chải đánh răng có lông mềm là lựa chọn tốt nhất để loại bỏ mảng bám và mảnh vụn thức ăn khỏi răng của bạn. Bàn chải đánh răng đầu nhỏ cũng rất được ưa chuộng, vì các loại bàn chải này có thể tiếp cận tốt đến tất cả các khu vực trong khoang miệng, kể cả những răng khó tiếp cận ở phía sau.
Đối với các kiểu tay cầm (chẳng hạn như bàn chải có rãnh chống trượt hoặc cổ bàn chải có ngấn linh hoạt), hình dáng đầu bàn chải (thon hoặc hình chữ nhật) và kiểu lông (như gợn sóng, phẳng hoặc tỉa thành hình vòm) khác nhau, hãy chọn bất cứ loại bàn chải nào giúp người dùng cảm thấy thoải mái nhất. Bàn chải đánh răng tốt nhất là bàn chải phù hợp với khoang miệng và cho phép tiếp cận tất cả các răng một cách dễ dàng.
Bàn chải điện có thể vệ sinh răng miệng sạch hơn, đặc biệt là đối với những người gặp khó khăn khi đánh răng bằng bàn chải thường hoặc những người có khả năng thao tác bằng tay hạn chế.
7. Thay mới bàn chải đánh răng sau 3 đến 4 tháng sử dụng
Sau khoảng thời gian 3 – 4 tháng sử dụng, lông trên bàn chải đánh răng đa số đều có dấu hiệu bị xơ, mòn, tác dụng làm sạch không còn hiệu quả như lúc ban đầu nữa. Khi đó nên mua chiếc bàn chải khác để thay thế.
Lưu ý là mốc thời gian 3 – 4 tháng chỉ mang tính chất tương đối, bởi mỗi người có cách dùng không giống nhau, mức độ mài mòn của bàn chải cũng sẽ khác nhau, có người cần thay mới sau thời gian này nhưng có người vẫn còn dùng tốt, chưa cần thay.