Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

01/06/2021
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Viêm loét dạ dày-tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Nguyên tắc điều trị dựa trên quan niệm cơ chế bệnh sinh của bệnh.

1. Mục tiêu điều trị

1.1 Thuốc kháng acid

1.2 Thuốc chống bài tiết acid

    • Các thuốc ức chế thụ cảm H2 ở điểm cảm thụ trên tế bào thành làm cho Histamin H2 mất tác dụng
    • Biệt dược: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine,...
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em - ảnh 1
Một số loại thuốc chống bài tiết acid được sử dụng trong điều trị viêm Loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

1.3 Bảo vệ niêm mạc (tăng cường yếu tố bảo vệ): Sucralfat, Bismuth1.4 Thuốc ức chế bơm Proton

    • Cơ chế: làm mất hoạt tính của men H+/K+ ATPase (bơm Proton)
    • Biệt dược: Omeprazole, Lansoprazole
    • Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole

2. Chỉ định điều trị nhiễm H.pylori ở trẻ em

Xác định có H. pylori dương tính bằng các Xét nghiệm đáng tin cậy trên trẻ:

  • Có các triệu chứng tiêu hóa và có tổn thương trên nội soi/mô bệnh học
  • Thiếu máu thiếu Sắt không tìm thấy nguyên nhân
  • Xuất huyết Giảm tiểu cầu tự miễn không tìm thấy nguyên nhân
  • Lựa chọn đầu tiên để điều trị nhiễm H.pylori là phác đồ kết hợp 3 thuốc trong đó gồm 2 kháng sinh và PPI, sử dụng 2 lần/ngày
  • Thời gian điều trị 14 ngày
  • Cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ nên được làm nhất là ở các cộng đồng có tỷ lệ kháng kháng sinh cao, và các trường hợp điều trị thất bại
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em - ảnh 2
Cấy vi khuẩn H. pylori có giá trị cao trong chẩn đoán và điều trị H.pylori ở trẻ em

Khi các em bé đã được chẩn đoán xác định Viêm dạ dày thì nên đến các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị theo đúng phác đồ.