1. Nhiễm H.Pylori và các bệnh lý liên quan
Về Helicobacter Pylori:
- Xoắn khuẩn Gram âm sống ở lớp nhạy niêm mạc dạ dày
- Nguyên nhân chủ yếu gây viêm, loét và Ung thư dạ dày tá tràng
- Tỷ lệ lưu hành nhiễm trùng do H. pylori gia tăng (nhiễm trùng sớm ở trẻ nhỏ)
- Chủng H. pylori ngày càng đa dạng
- Năm 1997, hệ thống genome của H. pylori đã được xác định
Xét nghiệm H. pylori:
- Chụp X-quang dạ dày tá tràng ít có giá trị chẩn đoán
- Định lượng acid dịch vị
- Nội soi, sinh thiết niêm mạc dạ dày làm tiêu bản vi thể để chẩn đoán và phân loại:Xét nghiệm chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa và thiếu máu
- Test Urease
- Làm tiêu bản nhuộm vi thể tìm vi khuẩn
- Cấy H. pylori
- Các test chẩn đoán nhiễm H. pylori khác
H.Pylori sống ở lớp nhạy niêm mạc dạ dày
Vi khuẩn HP có lây không và lây qua đường nào?
2. Phương pháp chẩn đoán xâm nhập
2.1 Nội soi
- Nội soi với mảnh sinh thiết dạ dày cho phép xác định vi khuẩn và tình trạng tổn thương dạ dày
- Là phương pháp chẩn đoán tin cậy vì:Thường thực hiện ở trẻ em có triệu chứng tiêu hóa.
- Chẩn đoán loét.
- Cho phép xác định nguyên nhân của các bệnh: GERD, viêm thực quản, tăng bạch cầu ái toan.
- Lấy mảnh sinh thiết làm kháng sinh đồ và các phương pháp sinh học phân tử xác định genome của vi khuẩn.
- Không thích hợp cho các nghiên cứu dịch tễ.
Nội soi dạ dày
2.2 Test nhanh UREASE (RUT)
- RUT cho phép xác định sự có mặt của vi khuẩn dựa vào hoạt tính của men urease.
- RUT là phương pháp đơn giản, giá trị chẩn đoán cao, dễ thực hiện để xác định tình trạng nhiễm H.pylori.
- Độ nhạy: 75% to 100% .
- Độ đặc hiệu :84% to 100%.
- Độ đặc hiệu cao nhất khi đọc kết quả trong 1 giờ.
- Độ nhạy của RUT bị ảnh hưởng bởi:
- Lượng vi khuẩn trong mảnh sinh thiết.
- Sử dụng các thuốc ức chế men Urease: kháng sinh, proton-pump-inhibitors và bismuth.
2.3 Mô bệnh học
- Được xem là chuẩn vàng để phát hiện tình trạng nhiễm H.pylori
- Các phương pháp:Độ nhạy: 66% to 100%
- Nhuộm Giemsa
- Nhuộm Hematoxylin eosine
- Nhuộm Genta, toluidine blue
- Romanouski và các phương pháp sinh hóa miễn dịch
- Độ đặc hiệu: 94% to 100%
- Ưu điểm: Đánh giá quá trình viêm và mức độ tổn thương
- Nhược điểm: Độ chính xác phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn trong mảnh sinh thiết, vị trí sinh thiết và kinh nghiệm của các nhà mô bệnh học
2.4 Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn
- Là phương pháp đặc hiệu nhất trong chẩn đoán nhiễm H. pylori
- Độ nhạy dao động 50% - 90%
- Vi khuẩn gram âm, sinh men urease, oxidase và catalase
- Độ chính xác của test phụ thuộc vào điều kiện vận chuyển và nuôi cấy vi khuẩn
- Là phương pháp phức tạp, tốn thời gian và không cần thiết để áp dụng cho các chẩn đoán thường quy
- Cho phép xác định độ nhạy cảm kháng sinh và genome của các chủng H. pylori
Nuôi cấy vi khuẩn giúp chẩn đoán nhiễm H. pylori
2.5 Phương pháp sinh học phân tử (PCR)
- PCR sử dụng phát hiện vi khuẩn ở mảnh sinh thiết dạ dày, dịch dạ dày, mảng bám răng, nước bọt, phân
- Áp dụng PCR khi:Độ nhạy 85% - 100%
- Nhiễm cùng các vi khuẩn khác => khó phân lập
- Vi khuẩn chuyển dạng do điều kiện nuôi cấy không thích hợp
- Độ đặc hiệu: 100%
- Ưu điểm:Nhược điểm: Kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại và tốn kém
- Phát hiện vi khuẩn ở nước bọt, dịch dạ dày, phân
- Xác định được genome của vi khuẩn
Phương pháp sinh học phân tử (PCR)
3. Phòng bệnh
Khi các em bé có biểu hiện đau bụng, nôn, chướng bụng... thì phải đến khám tại các bệnh viện để được xác định chẩn đoán bệnh, không tự điều trị.