Phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa

Men vi sinh và men tiêu hóa có giống nhau không, vai trò cụ thể của các loại men này đối với hệ tiêu hóa là gì?
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Men vi sinh và men tiêu hóa là 2 loại hoàn toàn khác nhau, thể hiện ở từng đặc tính của chúng:

1. Men tiêu hóa

1.1. Men tiêu hóa là gì?

Men vi sinh khác gì men tiêu hóa? Có thể thấy, men vi sinh là một tập hợp vi khuẩn có lợi, trong khi đó: men tiêu hóa (enzyme hay Digestive enzymes) là men do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn (“cắt nhỏ” thức ăn thành những phần tử nhỏ để dễ hấp thu vào máu).

Ví dụ: tuyến nước bọt bài tiết men alpha – Amylase phân giải tinh bột đã nấu chín thành đường maltose, dạ dày tiết ra acid chlorhydrid (HCl) và các men pepsin, Lipase (trong đó, pepsin có tác dụng tiêu hóa từ 10 - 20% chất đạm từ thức ăn, Lipase có tác dụng yếu, tiêu hóa chất béo đã nhũ tương hóa như chất béo của sữa, trứng).

Men tiêu hóa được bài tiết từ tụy chứa đầy đủ các men tiêu hoá chất bột đường, chất đạm, chất béo. Men tiêu hoá tinh bột của tụy cũng là anpha – Amylase có cấu trúc giống men của nước bọt nhưng tác dụng mạnh hơn nhiều lần, tiêu hoá được tinh bột chín và tinh bột còn sống. Men tiêu hoá chất đạm của tụy gồm: trypsin, chymotrypsin... Các men lipase của tụy giúp tiêu hoá mỡ (sau khi mỡ được nhũ tương hóa nhờ muối mật).

Các tế bào biểu mô của niêm mạc ruột non cũng tiết một số men tiêu hoá để phân giải chất Dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, chất béo) ở giai đoạn cuối thành những phân tử đơn giản để hấp thu qua thành ruột vào máu.

1.2. Men tiêu hóa được chỉ định khi nào?

Men tiêu hóa được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân thiếu men tiêu hóa như: người bị Ngộ độc thực phẩm, người thường xuyên bị stress, người dùng bia rượu kéo dài, bệnh nhân dùng thuốc (nhất là kháng sinh)... việc tiết men bị hạn chế, thức ăn không tiêu hóa tốt dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy...

Đối với người mới ốm dậy có thể lực yếu nên dùng men tiêu hóa để việc tiêu hóa được bình thường, giúp cơ thể hồi phục nhanh. Trường hợp bệnh nhân hay bị rối loạn tiêu hóa, bụng ậm ạch, ăn lâu tiêu, việc bổ sung một ít men tiêu hóa sẽ có lợi.

1.3. Lưu ý gì khi sử dụng men tiêu hóa?

Nếu lạm dụng và dùng kéo dài men tiêu hóa sẽ gây tác dụng ngược do lượng men tiêu hóa được cung cấp từ bên ngoài quá nhiều sẽ gây ức chế các tuyến bên trong cơ thể, dẫn đến giảm tiết men tiêu hóa nội sinh.

Men tiêu hóa trên thị trường hiện có các loại men: pepsin, trypsin, pancreatin... hoặc có cả alpha amylase và papain. Tuy nhiên, cần lưu ý khi uống các men tiêu hóa không được dùng chung với thuốc kháng acid (thuốc trị viêm – loét dạ dày, thực quản, tá tràng nói chung) vì sẽ vô hiệu hóa tác dụng của men.

Phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa - ảnh 1

Men tiêu hóa được bài tiết từ tụy chứa đầy đủ các men tiêu hoá chất bột đường, chất đạm, chất béo

2. Men vi sinh

2.1. Men vi sinh là gì?

Men vi sinh là chế phẩm có chứa các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn). Khi vào đường tiêu hóa, men vi sinh sẽ cải thiện cân bằng của hệ tạp khuẩn ruột và mang lại lợi ích cho sức khỏe người dùng. Men vi sinh còn được gọi là probiotic.

Trong ruột già luôn tồn tại các loại vi khuẩn thường trú, ngoài vi khuẩn gây bệnh còn có vi khuẩn có ích (lợi khuẩn). Lợi khuẩn giúp tiêu hóa tốt thức ăn, tạo hệ sinh thái cân bằng trong đường ruột và bảo vệ ruột già. Lợi khuẩn giúp lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột, ngăn sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, khắc phục loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.

2.2. Men vi sinh được chỉ định cho bệnh gì?

Men vi sinh được chỉ định khi sự cân bằng hệ tạp khuẩn đường ruột bị xáo trộn, dẫn đến rối loạn tạp khuẩn, thường gặp ở bệnh nhân điều trị kháng sinh kéo dài. Biểu hiện loạn khuẩn ruột là đi ngoài phân sống, tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng...

Hiện nay, phần lớn men vi sinh trên thị trường thuộc loại thực phẩm chức năng như: antibio, bioacimin, probio, lactomin. Tuy nhiên vẫn có nhiều sản phẩm men vi sinh chứa hàm lượng lợi khuẩn cao, vì vậy khi sử dụng phải tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc bác sĩ điều trị. Trong trường hợp men vi sinh sử dụng các chủng vi sinh vật không thường trú trong ruột (như dạng bào tử và nấm men) thì không được sử dụng lâu dài.

2.3. Lưu ý khi dùng men vi sinh

  • Không dùng men vi sinh trong viêm tụy cấp, phẫu thuật ruột...
  • Uống men vi sinh sau kháng sinh khoảng 2 tiếng, tránh việc vi khuẩn có lợi vô tình bị kháng sinh tiêu diệt nếu dùng thuốc sát giờ nhau.
  • Không pha men vi sinh trong nước sôi.
  • Pha xong nên uống ngay, không để quá lâu khiến vi sinh vật bị chết sẽ không có tác dụng.
Phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa - ảnh 2
Men vi sinh là chế phẩm có chứa các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn)

3. Men vi sinh và men tiêu hóa có dùng chung được không?

Trên thực tế, men vi sinh và men tiêu hóa có sự hỗ trợ thiết thực trong điều trị bệnh tiêu hóa. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định cả 2 loại men này cùng lúc nếu người bệnh thiếu hụt cả hai. Việc sử dụng không đúng hoặc làm dụng bất kỳ loại men nào cũng sẽ tiềm tàng những nguy cơ bất lợi cho sức khỏe. Tốt nhất, bệnh nhân chỉ nên sử dụng khi cần thiết hoặc được sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

4. Những Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa giỏi ở Hà nội

  • Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Khánh Trạch từng là Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội, Đại học Y Hà Nội, Trưởng Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai, Trưởng Bộ môn Nội – Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ Trạch cũng là Chuyên gia đầu ngành Tiêu hóa – Gan mật Việt Nam
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Triệu Triều Dương Chuyên gia hàng đầu về Tiêu hóa
  • GS.TS Nguyễn Văn Mùi có nhiều kinh nghiệm khám chữa bệnh viêm gan b, là người đầu tiên nghiên cứu thành công điều trị viêm gan virus bằng các hoạt chất từ cây cà gai leo, cây nhân trần, diệp hạ châu và hàng loạt công trình nghiên cứu có giá trị khác.

Bệnh viện Đa khoa An Việt chuyên điều trị các bệnh về Tiêu hóa, gan mật - Phụ trách khoa là Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Khánh Trạch , Tọa lạc tại địa chỉ: Số 1E Trường Chinh, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung